Thư ký Tòa án được hưởng chế độ bồi dưỡng bao nhiêu khi tham gia phiên tòa giải quyết việc dân sự?
- Thư ký Tòa án được hưởng chế độ bồi dưỡng bao nhiêu khi tham gia phiên tòa giải quyết việc dân sự?
- Khi được Chánh án Tòa án phân công tham gia phiên tòa giải quyết việc dân sự, Thư ký Tòa án có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền bổ nhiệm các ngạch Thư ký Tòa án nào?
Thư ký Tòa án được hưởng chế độ bồi dưỡng bao nhiêu khi tham gia phiên tòa giải quyết việc dân sự?
Chế độ bồi dưỡng đối với Thư ký Tòa án tham gia phiên tòa giải quyết việc dân sự được quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định 41/2012/QĐ-TTg như sau:
Chế độ bồi dưỡng
1. Đối tượng quy định tại Điều 1 Quyết định này hưởng chế độ bồi dưỡng tính theo ngày thực tế tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết việc dân sự như sau:
a) Mức 90.000 đồng đối với Thẩm phán chủ tọa;
b) Mức 50.000 đồng đối với Thẩm phán, Kiểm sát viên;
c) Mức 35.000 đồng đối với Thư ký Tòa án, cán bộ, chiến sỹ công an, cảnh vệ bảo vệ phiên tòa, công an dẫn giải bị can, bị cáo và dẫn giải người làm chứng;
d) Mức 90.000 đồng đối với Hội thẩm, kể cả ngày làm việc nghiên cứu hồ sơ tại Tòa án các cấp;
đ) Mức 70.000 đồng đối với người giám định được Tòa án mời tham dự;
e) Mức 50.000 đồng đối với người làm chứng được Tòa án triệu tập;
g) Người phiên dịch tiếng dân tộc được Tòa án mời dịch tại phiên tòa được hưởng mức bồi dưỡng tối đa bằng 200% mức lương tối thiểu chung, tính theo ngày lương do Nhà nước quy định;
h) Người phiên dịch tiếng nước ngoài được Tòa án mời dịch tại phiên tòa được hưởng mức bồi dưỡng theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về mức chi phí dịch thuật trong chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam và chi tiêu tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam.
...
Như vậy, theo quy định, Thư ký Tòa án khi tham gia phiên tòa giải quyết việc dân sự thì được hưởng chế độ bồi dưỡng là 35.000 đồng/ngày thực tế.
Thư ký Tòa án được hưởng chế độ bồi dưỡng bao nhiêu khi tham gia phiên tòa giải quyết việc dân sự? (Hình từ Internet)
Khi được Chánh án Tòa án phân công tham gia phiên tòa giải quyết việc dân sự, Thư ký Tòa án có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theo quy định tại Điều 51 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, khi được Chánh án Tòa án phân công tham gia phiên tòa giải quyết việc dân sự thì Thư ký Tòa án có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
(1) Chuẩn bị các công tác nghiệp vụ cần thiết trước khi khai mạc phiên tòa.
(2) Phổ biến nội quy phiên tòa.
(3) Kiểm tra và báo cáo với Hội đồng xét xử danh sách những người được triệu tập đến phiên tòa.
(4) Ghi biên bản phiên tòa, phiên họp, biên bản lấy lời khai của người tham gia tố tụng.
(5) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền bổ nhiệm các ngạch Thư ký Tòa án nào?
Thẩm quyền bổ nhiệm ngạch Thư ký Tòa án của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được quy định tại khoản 3 Điều 92 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 như sau:
Thư ký Tòa án
...
2. Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương có các ngạch Thư ký Tòa án quy định tại khoản 1 Điều này.
Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Tòa án quân sự khu vực có các ngạch Thư ký Tòa án quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
3. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm vào các ngạch Thư ký Tòa án tại Tòa án nhân dân tối cao và bổ nhiệm vào ngạch Thư ký viên cao cấp tại Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương.
Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương bổ nhiệm vào các ngạch Thư ký viên, Thư ký viên chính tại Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương.
Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bổ nhiệm vào các ngạch Thư ký viên, Thư ký viên chính tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tại Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.
Chánh án Tòa án Tòa án quân sự quân khu và tương đương bổ nhiệm vào các ngạch Thư ký viên, Thư ký viên chính tại Tòa án quân sự quân khu và tương đương. Tòa án quân sự khu vực.
4. Thư ký Tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Làm Thư ký phiên tòa, tiến hành các hoạt động tố tụng theo quy định của luật tố tụng;
...
Như vậy, theo quy định, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền bổ nhiệm vào các ngạch Thư ký Tòa án tại Tòa án nhân dân tối cao.
Đồng thời bổ nhiệm vào ngạch Thư ký viên cao cấp tại Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?
- Kịch bản chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024? Kịch bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024?
- Thủ tục cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công cấp trung ương ra sao?