Thư ký thường trực Hội đồng khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa có các nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Thư ký thường trực Hội đồng khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa có các nhiệm vụ nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 7 Quy chế hoạt động của Hội đồng khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành kèm theo Quyết định 975/QĐ-BKHĐT năm 2011, có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Thư ký thường trực Hội đồng như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Thư ký thường trực Hội đồng.
Ngoài các nhiệm vụ và quyền hạn được quy định đối với Ủy viên Hội đồng tại Điều 6, Thư ký thường trực Hội đồng còn có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Nhiệm vụ:
a) Xây dựng kế hoạch hoạt động của Hội đồng định kỳ 6 tháng và hàng năm trình Hội đồng xem xét, thông qua tại các kỳ họp của Hội đồng.
b) Đôn đốc, theo dõi tiến độ thực hiện các công việc đã đề ra trong kế hoạch hoạt động, báo cáo và đề xuất với Chủ tịch Hội đồng các giải pháp cần thiết để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhằm đảm bảo lộ trình và nội dung kế hoạch đã đặt ra.
c) Bảo đảm mối liên hệ thường xuyên giữa Chủ tịch Hội đồng và các thành viên Hội đồng.
d) Tiếp nhận, tổng hợp các ý kiến đề xuất, báo cáo của các thành viên Hội đồng, đại diện tổ chức, hiệp hội và chuyên gia để trình Hội đồng xem xét, quyết định. Thông báo các ý kiến của Hội đồng tới các thành viên Hội đồng.
e) Hoàn chỉnh các báo cáo, văn bản và các biên bản kỳ họp Hội đồng (trong trường hợp cần thiết) sau khi có ý kiến đóng góp của các thành viên Hội đồng để Chủ tịch Hội đồng trình Thủ tướng Chính phủ.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Thư ký thường trực Hội đồng khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Xây dựng kế hoạch hoạt động của Hội đồng định kỳ 6 tháng và hàng năm trình Hội đồng xem xét, thông qua tại các kỳ họp của Hội đồng.
- Đôn đốc, theo dõi tiến độ thực hiện các công việc đã đề ra trong kế hoạch hoạt động, báo cáo và đề xuất với Chủ tịch Hội đồng các giải pháp cần thiết để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhằm đảm bảo lộ trình và nội dung kế hoạch đã đặt ra.
- Bảo đảm mối liên hệ thường xuyên giữa Chủ tịch Hội đồng và các thành viên Hội đồng.
- Tiếp nhận, tổng hợp các ý kiến đề xuất, báo cáo của các thành viên Hội đồng, đại diện tổ chức, hiệp hội và chuyên gia để trình Hội đồng xem xét, quyết định. Thông báo các ý kiến của Hội đồng tới các thành viên Hội đồng.
- Hoàn chỉnh các báo cáo, văn bản và các biên bản kỳ họp Hội đồng (trong trường hợp cần thiết) sau khi có ý kiến đóng góp của các thành viên Hội đồng để Chủ tịch Hội đồng trình Thủ tướng Chính phủ.
Thư ký thường trực Hội đồng khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa có các nhiệm vụ nào? (Hình từ Internet)
Thư ký thường trực Hội đồng khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa có những quyền hạn nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 7 Quy chế hoạt động của Hội đồng khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành kèm theo Quyết định 975/QĐ-BKHĐT năm 2011, có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Thư ký thường trực Hội đồng như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Thư ký thường trực Hội đồng.
…
2. Quyền hạn:
Báo cáo Chủ tịch Hội đồng để đề nghị các Ủy viên Hội đồng cung cấp các số liệu, tài liệu cần thiết phục vụ cho quá trình xây dựng các báo cáo, chuẩn bị các tài liệu cho các kỳ họp định kỳ hoặc bất thường của Hội đồng.
Như vậy, theo quy định trên thì Thư ký thường trực Hội đồng khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa có những quyền hạn là báo cáo Chủ tịch Hội đồng để đề nghị các Ủy viên Hội đồng cung cấp các số liệu, tài liệu cần thiết phục vụ cho quá trình xây dựng các báo cáo, chuẩn bị các tài liệu cho các kỳ họp định kỳ hoặc bất thường của Hội đồng.
Hội đồng khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể họp bất thường khi nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 11 Quy chế hoạt động của Hội đồng khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành kèm theo Quyết định 975/QĐ-BKHĐT năm 2011, có quy định về các kỳ họp của Hội đồng như sau:
Các kỳ họp của Hội đồng
1. Hội đồng họp thường kỳ 06 tháng hoặc một năm một lần do Chủ tịch Hội đồng quyết định.
2. Hội đồng có thể họp bất thường theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của ít nhất 1/2 tổng số Ủy viên Hội đồng. Các cuộc họp bất thường không nhất thiết phải có đủ các thành viên Hội đồng, nhưng phải có các thành viên, chuyên gia có chuyên môn liên quan đến các vấn đề đưa ra thảo luận tại cuộc họp bất thường đó.
3. Ngoài các kỳ họp Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng có thể yêu cầu các thành viên Hội đồng có ý kiến bằng văn bản đối với một số nội dung công việc cụ thể. Ý kiến bằng văn bản của các thành viên Hội đồng có giá trị như biểu quyết trực tiếp tại kỳ họp của Hội đồng.
4. Chậm nhất 10 ngày làm việc trước kỳ họp của Hội đồng, Thư ký thường trực Hội đồng trình Chủ tịch Hội đồng quyết định chính thức về giấy mời, nội dung, chương trình, thời gian, thành phần tham dự và tài liệu của kỳ họp.
Thư ký thường trực Hội đồng gửi giấy mời và các tài liệu liên quan đến kỳ họp cho các Ủy viên Hội đồng và đại biểu được mời trước kỳ họp ít nhất là 07 ngày làm việc, trừ các cuộc họp bất thường.
5. Biên bản kỳ họp của Hội đồng phải ghi đầy đủ, trung thực các ý kiến của các Ủy viên Hội đồng và đại biểu tham dự, diễn biến kỳ họp, kết luận của Chủ tịch Hội đồng (hoặc Ủy viên thường trực Hội đồng được ủy quyền) về từng vấn đề, công việc hoặc các kết quả biểu quyết tại kỳ họp. Biên bản kỳ họp được Chủ tịch Hội đồng (hoặc Ủy viên thường trực được ủy quyền) và Thư ký thường trực Hội đồng ký và gửi cho các thành viên Hội đồng và đại biểu tham dự chậm nhất sau 07 ngày làm việc, kể từ khi kỳ họp kết thúc.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội đồng khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể họp bất thường theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của ít nhất 1/2 tổng số Ủy viên Hội đồng.
Các cuộc họp bất thường không nhất thiết phải có đủ các thành viên Hội đồng, nhưng phải có các thành viên, chuyên gia có chuyên môn liên quan đến các vấn đề đưa ra thảo luận tại cuộc họp bất thường đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?