Thư ký thi hành án có trách nhiệm giúp việc cho những ai? Thư ký thi hành án có bắt buộc phải tốt nghiệp cử nhân luật trở lên không?
Thư ký thi hành án có trách nhiệm giúp việc cho những ai?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 02/2024/TT-BTP như sau:
Ngạch Thư ký thi hành án
1. Chức trách
Thư ký thi hành án là công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, có trách nhiệm giúp Chấp hành viên thực hiện các trình tự, thủ tục trong công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính hoặc giúp Thẩm tra viên thi hành án thực hiện nhiệm vụ thẩm tra theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, Thư ký thi hành án là công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, có trách nhiệm giúp:
- Chấp hành viên thực hiện các trình tự, thủ tục trong công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính;
- Thẩm tra viên thi hành án thực hiện nhiệm vụ thẩm tra theo quy định của pháp luật.
Thư ký thi hành án còn có những nhiệm vụ sau:
- Ghi chép biên bản xác minh thi hành án; biên bản giải quyết thi hành án; biên bản giao quyết định, văn bản; biên bản xử lý vật chứng, tài sản đã kê biên, tạm giữ; biên bản kê biên tài sản; biên bản họp, biên bản định giá tài sản; biên bản kiểm tra hiện trạng tài sản; biên bản tiêu hủy tang vật; biên bản cưỡng chế; biên bản giao nhà đất; biên bản trả tài sản và các biên bản nghiệp vụ khác;
- Thực hiện một số nội dung xác minh, xây dựng hồ sơ thi hành án dân sự theo sự phân công của Chấp hành viên, Thẩm tra viên thi hành án;
- Tham mưu, giúp Chấp hành viên chuẩn bị hồ sơ, thủ tục, tổ chức thi hành thuộc thẩm quyền thi hành của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, cấp huyện; giúp Chấp hành viên thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật hoặc giúp Thẩm tra viên thi hành án thực hiện nhiệm vụ thẩm tra những vụ việc đã và đang thi hành án, các vụ việc có đơn thư khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật;
- Giúp Chấp hành viên, Thẩm tra viên thi hành án thông báo các giấy tờ thi hành án theo quy định;
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để giúp Chấp hành viên thực hiện công tác tổ chức thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính; giúp Thẩm tra viên thi hành án thực hiện thẩm tra thi hành án theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện nhiệm vụ khác do Thủ trưởng cơ quan thi hành án giao.
Thư ký thi hành án có trách nhiệm giúp việc cho những ai? Thư ký thi hành án có bắt buộc phải tốt nghiệp cử nhân luật trở lên không? (Hình từ Internet)
Thư ký thi hành án có bắt buộc phải tốt nghiệp cử nhân luật trở lên không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Thông tư 02/2024/TT-BTP về tiêu chuẩn trình độ và bồi dưỡng như sau:
Ngạch Thư ký thi hành án
...
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có trình độ cử nhân luật trở lên;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên hoặc tương đương;
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm đối với Thư ký thi hành án dân sự theo nội dung chương trình của Bộ Tư pháp.
5. Đối với công chức dự thi nâng ngạch Thư ký thi hành án phải có thời gian giữ ngạch Thư ký trung cấp thi hành án từ 03 năm (36 tháng) trở lên.
Theo đó, đối với công chức ngạch Thư ký thi hành án thì phải có trình độ đào tạo và bồi dưỡng từ cử nhân luật trở lên.
Đối với công chức dự thi nâng ngạch Thư ký thi hành án phải có thời gian giữ ngạch Thư ký trung cấp thi hành án từ 03 năm (36 tháng) trở lên.
Như vậy, Thư ký thi hành án bắt buộc phải tốt nghiệp cử nhân luật trở lên.
Có bao nhiêu tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đối với ngạch Thư ký thi hành án?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư 02/2024/TT-BTP về tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đối với ngạch Thư ký thi hành án như sau:
Ngạch Thư ký thi hành án
...
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm vững quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến lĩnh vực công tác thi hành án dân sự;
b) Nắm vững các kiến thức cơ bản về pháp lý và nghiệp vụ thi hành án dân sự;
c) Có khả năng tổng hợp, đề xuất biện pháp giải quyết các vấn đề về liên quan đến thực hiện nhiệm vụ của thư ký thi hành án;
d) Có kỹ năng soạn thảo văn bản liên quan đến chức trách, nhiệm vụ được giao;
đ) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.
...
Như vậy, đối với ngạch Thư ký thi hành án phải đáp ứng 05 tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự mới nhất hiện nay? Có được khởi tố vụ án khi đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự?
- Tổ chức kinh tế có được tích tụ đất nông nghiệp thông qua hình thức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp không?
- Khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông được giảng dạy cho học sinh nào trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?
- Cách tính lương tháng 13 mới nhất năm 2025 chi tiết? Làm hết tháng 12 có được thưởng tháng 13 không?
- Công trình hết tuổi thọ thiết kế có thực hiện kiểm định xây dựng không? Chi phí kiểm định xây dựng được xác định bằng cách nào?