Thu hồi và tiêu hủy sản phẩm mỹ phẩm nghi ngờ giả, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ và không an toàn cho người sử dụng?
Sản phẩm mỹ phẩm là gì?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 2 Thông tư 06/2011/TT-BYT quy định như sau:
“Điều 2. Giải thích thuật ngữ
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân, môi và cơ quan sinh dục ngoài) hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích chính là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt.”
Thu hồi và tiêu hủy sản phẩm mỹ phẩm nghi ngờ giả, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ và không an toàn cho người sử dụng?
Hiện nay còn rất nhiều sản phẩm mỹ phẩm quảng cáo trên Zalo, Facebook không rõ nguồn gốc?
Căn cứ vào Công văn 7261/QLD-MP năm 2022 của Cục Quản lý Dược đã nhận định về hiện trạng kinh doanh sản phẩm mỹ phẩm hiện nay như sau:
“Trong thời gian qua, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tích cực triển khai thực hiện công tác quản lý nhà nước về mỹ phẩm tại địa bàn theo các nội dung được phân cấp quản lý quy định tại Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 của Bộ Y tế (Công tác tiếp nhận, giải quyết hồ sơ công bố mỹ phẩm sản xuất trên địa bàn; Tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đăng ký quảng cáo mỹ phẩm, tổ chức hội thảo, sự kiện giới thiệu mỹ phẩm; Công tác thanh kiểm tra giám sát hậu mại mỹ phẩm lưu thông trên thị trường;…).
Hiện nay có tình trạng kinh doanh, quảng cáo mỹ phẩm trên mạng internet, trên các sàn giao dịch thương mại điện tử và các trang mạng xã hội (zalo, facebook,…), các sản phẩm mỹ phẩm được rao bán, quảng cáo trên mạng rất đa dạng về chủng loại, xuất xứ. Bên cạnh các sản phẩm mỹ phẩm đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận Phiếu công bố, có nhiều sản phẩm mỹ phẩm được quảng cáo là hàng xách tay, không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm, quảng cáo sản phẩm không phù hợp với tính năng, công dụng đã công bố hoặc vượt quá tính năng vốn có của sản phẩm.
Qua công tác kiểm tra hậu mại mỹ phẩm lưu thông trên thị trường, vẫn còn một số cơ sở sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm không đúng với địa chỉ đã công bố, thay đổi địa điểm sản xuất, kinh doanh mà không thông báo với cơ quan quản lý theo quy định, chưa tuân thủ đầy đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm, sản xuất và kinh doanh mỹ phẩm không đạt chất lượng, mỹ phẩm chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận Phiếu công bố theo quy định; một số sản phẩm mỹ phẩm sản xuất trong nước được cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm vượt quá tính năng, công dụng mỹ phẩm, gây hiểu nhầm là thuốc.”
Theo nhận định trên thì hiện nay còn nhiều sản phẩm mỹ phẩm quảng cáo trên mạng internet, mạng xã hội Zalo, Facebook,… là hàng xách tay, không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm.
Bên cạnh đó là tình trạng những cơ sở kinh doanh sản phẩm mỹ phẩm hoạt động không đúng địa chỉ đã công bố hoặc thay đổi địa điểm sản xuất, kinh doanh mà không thông báo theo quy định pháp luật.
Cục Quản lý Dược yêu cầu thu hồi và tiêu hủy toàn bộ mỹ phẩm nghi ngờ giả, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, mỹ phẩm không đạt chất lượng, không an toàn cho người sử dụng?
Căn cứ vào Công văn 7261/QLD-MP năm 2022 thì Cục Quản lý Dược đã có những đề nghị gửi đến các Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương như sau:
“1. Tăng cường triển khai thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý mỹ phẩm đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trên địa bàn. Tập trung kiểm tra, thanh tra việc thực hiện thông báo thu hồi mỹ phẩm theo quy định, sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm không đúng tại địa chỉ đã công bố, doanh nghiệp thay đổi địa chỉ kinh doanh mà không báo cáo với cơ quan quản lý.
Chủ động phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo 389 địa phương, Cục Quản lý thị trường và các ngành chức năng liên quan trên địa bàn tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra mỹ phẩm lưu thông trên thị trường. Trong đó, tập trung kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm online nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trái phép, mỹ phẩm nghi ngờ giả, mỹ phẩm lưu thông chưa được cấp số tiếp nhận Phiếu công bố, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ; quảng cáo mỹ phẩm có tính năng, công dụng vượt quá tính năng vốn có của sản phẩm, không phù hợp với tính năng, công dụng sản phẩm đã công bố; xử lý nghiêm các vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật.
2. Hình thức, nội dung thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về sản xuất, buôn bán mỹ phẩm thực hiện theo Điều 42 và Khoản 1 Điều 43 Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 của Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm (Kiểm tra điều kiện sản xuất tuân thủ CGMP-ASEAN với các doanh nghiệp sản xuất mỹ phẩm trong nước, kiểm tra Hồ sơ thông tin sản phẩm (PIF) lưu giữ tại doanh nghiệp đứng tên công bố theo quy định của ASEAN, kiểm tra việc ghi nhãn mỹ phẩm, quảng cáo mỹ phẩm) và theo Hướng dẫn của Asean về kiểm tra hậu mại mỹ phẩm (Phụ lục số 08-MP kèm theo Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 của Bộ Y tế).
3. Tiêu chí để phân loại sản phẩm mỹ phẩm được căn cứ vào tính năng, mục đích sử dụng, thành phần công thức, đường dùng sản phẩm và định nghĩa về mỹ phẩm. Việc công bố tính năng sản phẩm mỹ phẩm (nêu ở phần mục đích sử dụng cũng như tên sản phẩm) phải đáp ứng Hướng dẫn của ASEAN về công bố tính năng của sản phẩm mỹ phẩm (Phụ lục số 03-MP kèm theo Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 của Bộ Y tế) và văn bản liên quan hướng dẫn phân loại sản phẩm, công bố tính năng mỹ phẩm để đảm bảo các sản phẩm mỹ phẩm được cấp số tiếp nhận Phiếu công bố không vượt quá tính năng, công dụng mỹ phẩm, gây hiểu nhầm là thuốc.
Đề nghị Sở Y tế tiếp tục rà soát việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm, kiểm tra lại toàn bộ nội dung trong các Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được Sở Y tế cấp số tiếp nhận thời gian qua; cập nhật thường xuyên danh mục các chất sử dụng trong mỹ phẩm, phổ biến đến các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, đảm bảo chỉ đưa ra lưu thông phân phối và sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm theo quy định.
4. Xử lý, xử phạt nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong hoạt động sản xuất, buôn bán mỹ phẩm theo quy định hiện hành. Thu hồi và tiêu hủy toàn bộ các loại mỹ phẩm nghi ngờ giả, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, mỹ phẩm không đạt chất lượng, không an toàn cho người sử dụng.”
Như vậy, các Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần phải triển khai thực hiện công tác theo đề nghị nêu trên của Cục Quản lý Dược.
Trong đó, cần phải xử lý nghiêm các trường hợp hoạt đông sản xuất, buôn bán sản phẩm mỹ phẩm không đúng quy định.
Đối với sản phẩm mỹ phẩm nghi ngờ giả, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, mỹ phẩm không đạt chất lượng, không an toàn cho người sử dụng thì cần phải thu hồi và tiêu hủy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 cuối kì 1? Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 học kì 1?
- Tải mẫu mới nhất: Bảng tổng hợp dự toán gói thầu thi công xây dựng? Quy định về việc xác định và thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu?
- Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành quy định những gì? Quy định về giá tính thuế giá trị gia tăng thế nào?
- Quỹ Từ thiện sống xanh là gì? Trụ sở Quỹ từ thiện sống xanh ở đâu? Phạm vi hoạt động Quỹ từ thiện sống xanh?
- Vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí được dùng để làm gì? Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài gồm những gì?