Thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải với trường hợp cơ quan quản lý tài sản tự nguyện trả lại như thế thế nào?
- Khu chuyển tải trong trong vùng nước cảng biển sẽ thuộc được cơ quan nào quản lý?
- Thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải với trường hợp cơ quan quản lý tài sản tự nguyện trả lại như thế thế nào?
- Hồ sơ đề nghị thu hồi tài sản trong trường hợp tự nguyện trả lại tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải cần những giấy tờ nào?
Khu chuyển tải trong trong vùng nước cảng biển sẽ thuộc được cơ quan nào quản lý?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 43/2018/NĐ-CP quy định về tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải như sau:
Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải
Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải (bao gồm vùng đất, vùng nước gắn với tài sản) gồm:
1. Tài sản kết cấu hạ tầng cảng biển:
a) Bến cảng (gồm vùng nước trước cầu cảng), bến phao;
b) Khu chuyển tải, khu neo đậu, khu tránh, trú bão trong vùng nước cảng biển;
c) Trụ sở, cơ sở dịch vụ, kho, bãi, nhà xưởng và các công trình phụ trợ khác;
d) Hệ thống thông tin giao thông, thông tin liên lạc và hệ thống điện, nước.
...
Bên cạnh đó, tại Điều 5 Nghị định 43/2018/NĐ-CP quy định về cơ quan quản lý tài sản kết cấu hàng hải như sau:
Giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải
1. Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được giao cho đối tượng quản lý như sau:
a) Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải quy định tại khoản 1, các điểm c, d và đ khoản 2 Điều 4 Nghị định này được giao cho cơ quan được giao quản lý tài sản là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về hàng hải thuộc Bộ Giao thông vận tải;
b) Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này được giao cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ thông tin duyên hải thuộc Bộ Giao thông vận tải quản lý theo hình thức đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
c) Tài sản kết cấu hạ tầng bảo đảm an toàn hàng hải quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 4 Nghị định này được giao cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải thuộc Bộ Giao thông vận tải quản lý theo hình thức đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
Theo đó, thì khu chuyển tải trong vùng nước cảng biển thuộc tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải. Việc quản lý đối với khu chuyển tải sẽ do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về hàng hải thuộc Bộ Giao thông vận tải thực hiện.
Thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải với trường hợp cơ quan quản lý tài sản tự nguyện trả lại như thế thế nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 21 Nghị định 43/2018/NĐ-CP quy định về trình tự thu hồi tài sản cơ sở kết cấu hạ tầng hàng hải trường hợp tự nguyện trả lại như sau:
Thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải
...
5. Trình tự, thủ tục thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải trong trường hợp tự nguyện trả lại tài sản
a) Cơ quan được giao quản lý tài sản lập 01 bộ hồ sơ đề nghị thu hồi tài sản quy định tại khoản 4 Điều này gửi Bộ Giao thông vận tải;
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định theo thẩm quyền hoặc có văn bản (kèm theo bản sao hồ sơ quy định tại khoản 4 Điều này), báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này xem xét, quyết định thu hồi tài sản;
c) Quyết định thu hồi tài sản gồm những nội dung chủ yếu sau: Cơ quan được giao quản lý tài sản có tài sản thu hồi; cơ quan được giao thực hiện quyết định thu hồi; danh mục tài sản thu hồi (tên tài sản, số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại); lý do thu hồi; trách nhiệm tổ chức thực hiện;
d) Sau khi có quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền về thu hồi tài sản, cơ quan được giao thực hiện quyết định thu hồi tổ chức việc tiếp nhận tài sản; lập phương án xử lý tài sản thu hồi theo quy định tại khoản 3 Điều này; tổ chức thực hiện xử lý tài sản theo phương án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt theo quy định; tổ chức thực hiện việc bảo quản, bảo vệ tài sản trong thời gian chờ xử lý.
...
Trường hợp cơ quan quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải tự nguyện trả lại tài sản thì cần lập một bộ hồ sơ đề nghị thu hồi tài sản gửi cho Bộ Giao thông vận tải.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định theo thẩm quyền hoặc có văn bản (kèm theo bản sao hồ sơ mà cơ quan quản lý tài sản đã gửi), báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền (Thủ tướng Chí phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính) xem xét, quyết định thu hồi tài sản.
Sau khi có quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền về thu hồi tài sản, cơ quan được giao thực hiện quyết định thu hồi tổ chức việc tiếp nhận tài sản; lập phương án xử lý tài sản thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải, tổ chức thực hiện xử lý tài sản theo phương án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt theo quy định; tổ chức thực hiện việc bảo quản, bảo vệ tài sản trong thời gian chờ xử lý.
Thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải với trường hợp cơ quan quản lý tài sản tự nguyện trả lại như thế thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị thu hồi tài sản trong trường hợp tự nguyện trả lại tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải cần những giấy tờ nào?
Theo khoản 4 Điều 21 Nghị định 43/2018/NĐ-CP thì hồ sơ đề nghị thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải cần một số giấy tờ như
- Văn bản đề nghị của cơ quan được giao quản lý tài sản: 01 bản chính;
- Văn bản đề nghị thu hồi của cơ quan quản lý cấp trên: 01 bản chính;
- Danh mục tài sản đề nghị thu hồi theo Mẫu số 06 tải về quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 43/2018/NĐ-CP: 01 bản chính;
- Hồ sơ có liên quan khác (nếu có): 01 bản sao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm định viên về giá ký chứng thư thẩm định giá không đúng với lĩnh vực chuyên môn bị phạt bao nhiêu tiền?
- Miễn phí phát hành hồ sơ mời thầu để lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Chiến sĩ thi đua cơ sở có là danh hiệu thi đua của Tòa án nhân dân? Ai quyết định khen thưởng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở?
- Hàng hóa dịch vụ do một cấp định giá là gì? Lập phương án giá hàng hóa dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của Thủ tướng Chính phủ thế nào?
- Niêm yết giá hàng hóa không rõ ràng gây nhầm lẫn bị phạt bao nhiêu tiền? Phải điều chỉnh giá niêm yết ngay khi có sự thay đổi về giá đúng không?