Thư chào hàng trong thương mại quốc tế là gì? Chào hàng trong thương mại quốc tế có thể bị hủy ngang không?
Thư chào hàng trong thương mại quốc tế là gì?
Theo quy định tại Điều 14 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 (CISG) quy định về chào hàng trong thương mại quốc tế như sau:
1. Một đề nghị ký kết hợp đồng gửi cho một hay nhiều người xác định được coi là một chào hàng nếu có đủ chính xác và nếu nó chỉ rõ ý chí của người chào hàng muốn tự ràng buộc mình trong trường hợp có sự chấp nhận chào hàng đó. Một đề nghị là đủ chính xác khi nó nêu rõ hàng hóa và ấn định số lượng về giá cả một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc quy định thể thức xác định những yếu tố này.
2. Một đề nghị gửi cho những người không xác định chỉ được coi là một lời mời làm chào hàng, trừ phi người đề nghị đã phát biểu rõ ràng điều trái lại.
Theo quy định trên, chào hàng là một đề nghị ký kết hợp đồng gửi cho một hay nhiều người xác định nếu có đủ sự chính xác và chỉ rõ ý chí của người chào hàng muốn tự ràng buộc mình trong trường hợp có sự chấp nhận chào hàng đó.
Trong đó, một đề nghị được xem là đủ sự chính xác khi nêu rõ hàng hóa và ấn định số lượng về giá cả một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc quy định thể thức xác định những yếu tố này.
Trong thương mại quốc tế, thư chào hàng được xem là một phần của quá trình bán hàng, được thiết lập nhằm thuyết phục những khách hàng tiềm năng mua sản phẩm, dịch vụ cụ thể.
Khác với các phương pháp bán hàng thông thường, thư chào hàng thường đến tay khách hàng dưới dạng văn bản hoặc email. Đây được xem là một trong những yếu tố không thể thiếu khi tiếp thị qua Internet.
Chào hàng trong thương mại quốc tế (Hình từ Internet)
Chào hàng trong thương mại quốc tế có thể bị hủy ngang không?
Việc chào hàng trong thương mại quốc tế có thể bị hủy ngang không, theo quy định tại Điều 16 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 (CISG) như sau:
1. Cho tới khi hợp đồng được giao kết, người chào hàng vẫn có thể hủy ngang chào hàng, nếu người được chào hàng nhận được thông báo về việc hủy ngang trước khi người này gửi thông báo chấp nhận chào hàng.
2. Tuy nhiên, chào hàng không thể bị hủy ngang:
a. Nếu nó chỉ rõ, bằng cách ấn định một thời hạn xác định để chấp nhận hay bằng cách khác, rằng nó không thể bị hủy ngang, hoặc
b. Nếu một cách hợp lý người nhận coi chào hàng là không thể hủy ngang và đã hành động theo chiều hướng đó.
Theo đó, cho tới khi hợp đồng được giao kết, người chào hàng trong thương mại quốc tế vẫn có thể hủy ngang chào hàng, nếu người được chào hàng nhận được thông báo về việc hủy ngang trước khi người này gửi thông báo chấp nhận chào hàng.
Tuy nhiên, chào hàng trong thương mại quốc tế không thể bị hủy ngang trong trường hợp sau:
- Nếu chào hàng chỉ rõ, bằng cách ấn định một thời hạn xác định để chấp nhận hay bằng cách khác, rằng nó không thể bị hủy ngang, hoặc
- Nếu một cách hợp lý người nhận coi chào hàng là không thể hủy ngang và đã hành động theo chiều hướng đó.
Chấp nhận chào hàng trong thương mại quốc tế có hiệu lực từ khi nào?
Thời điểm có hiệu lực của chấp nhận chào hàng trong thương mại quốc tế được quy định tại Điều 18 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 (CISG) như sau:
1. Một lời tuyên bố hay một hành vi khác của người được chào hàng biểu lộ sự đồng ý với chào hàng cấu thành chấp nhận chào hàng. Sự im lặng hoặc bất hợp tác vì không mặc nhiên có giá trị một sự chấp nhận.
2. Chấp nhận chào hàng có hiệu lực từ khi người chào hàng nhận được chấp nhận. Chấp thuận chào hàng không phát sinh hiệu lực nếu sự chấp nhận ấy không được gửi tới người chào hàng trong thời hạn mà người này đã quy định trong chào hàng, hoặc nếu thời hạn đó không được quy định như vậy, thì trong một thời hạn hợp lý, xét theo các tình tiết của sự giao dịch, trong đó có xét đến tốc độ của các phương tiện liên lạc do người chào hàng sử dụng. Một chào hàng bằng miệng phải được chấp nhận ngay trừ phi các tình tiết bắt buộc ngược lại.
3. Tuy nhiên nếu do hiệu lực của chào hàng hoặc do thực tiễn đã có giữa hai bên trong mối quan hệ tương hỗ hoặc tập quán thì người được chào hàng có thể chứng tỏ sự chấp thuận của mình bằng cách làm một hành vi nào đó như hành vi liên quan đến việc gửi hàng hay trả tiền chẳng hạn dù họ không thông báo cho người chào hàng thì chấp nhận chào hàng chỉ có hiệu lực từ khi những hành vi đó được thực hiện với điều kiện là những hành vi đó phải được thực hiện trong thời hạn đã quy định tại điểm trên.
Như vậy, chấp nhận chào hàng trong thương mại quốc tế có hiệu lực từ khi người chào hàng nhận được chấp nhận.
Lưu ý: Chấp thuận chào hàng không phát sinh hiệu lực nếu sự chấp nhận ấy không được gửi tới người chào hàng trong thời hạn mà người này đã quy định trong chào hàng.
Nếu thời hạn đó không được quy định như vậy, thì trong một thời hạn hợp lý, xét theo các tình tiết của sự giao dịch, trong đó có xét đến tốc độ của các phương tiện liên lạc do người chào hàng sử dụng.
Một chào hàng bằng miệng phải được chấp nhận ngay trừ phi các tình tiết bắt buộc ngược lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?