Thứ 6 ngày 13 xuất phát từ đâu? Tên gọi của Nỗi sợ thứ 6 ngày 13? Thứ 6 ngày 13 người lao động có được nghỉ?
Thứ 6 ngày 13 xuất phát từ đâu? Tên gọi của Nỗi sợ thứ 6 ngày 13? Thứ 6 ngày 13 người lao động có được nghỉ?
Thứ 6 ngày 13 xuất phát từ đâu? Tên gọi của Nỗi sợ thứ 6 ngày 13?
Theo quan niệm của một số nước phương Tây Thứ 6 ngày 13 thường được xem là một ngày xui xẻo, kém may mắn.
Nguồn gốc nỗi sợ thứ 6 ngày 13 hiện nay chưa được làm rõ.
Tuy nhiên, có thể tham khảo một số ý kiến/ quan điểm xung quanh nguồn gốc nỗi sợ thứ 6 ngày 13 như sau:
Ví dụ "Bữa ăn cuối cùng" (The Last Supper), với câu chuyện Judas là vị khách thứ 13 và ngày Chúa Jesus bị đóng đinh là ngày thứ Sáu.
Theo truyền thuyết thì có 13 người trên bàn ăn trong sự kiện Bữa tối cuối cùng của Chúa, bao gồm Chúa và 12 tông đồ của mình. Vị khách số 13 của bữa tiệc tông đồ Judas đã phản bội Chúa, dẫn đến việc Chúa Jesus bị bắt và đóng đinh trên cây thánh giá. Đồng thời bữa tiệc tổ chức vào thứ 5 tức là ngày hành quyết là thứ 6. Từ đó, thứ sáu ngày 13 được coi là một ngày xui xẻo và đầy tội lỗi, bi kịch. |
Bên cạnh đó, người ta cho rằng Thứ 6 ngày 13 chính là thời điểm mà Adam và Eva đánh mất lý trí của mình, nghe lời con rắn xúi giục và ăn trái cấm, để rồi bị đuổi khỏi Vườn Địa Đàng.
Trong thần thoại Bắc Âu, việc 12 vị thần bị Loki - vị thần thứ 13 - phá hoại đã góp phần tạo nên quan niệm về con số 13 mang điềm xui.
Tên gọi của Nỗi sợ thứ 6 ngày 13: "paraskevidekatriaphobia", trong đó "paraskevi" là thứ 6, "dekatria" là số 13 và "phobia" là nỗi sợ hãi (theo tiếng Hy Lạp).
Lưu ý: Các thông tin về thứ 6 ngày 13 chưa có cơ sở khoa học chứng minh. Ngày thứ 6 ngày 13 thực chất không hề nguy hiểm hơn bất kỳ ngày nào khác.
Lưu ý Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Thứ 6 ngày 13 người lao động có được nghỉ?
Căn cứ tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019, Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 thì Thứ 6 ngày 13 không thuộc những ngày lễ, tết mà người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương.
Do đó, vào Thứ 6 ngày 13 người lao động vẫn đi làm bình thường. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp Thứ 6 ngày 13 rơi vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ làm theo quy định.
Nếu người lao động có nhu cầu nghỉ làm vào Thứ 6 ngày 13, người lao động có thể dùng phép năm xin nghỉ hoặc người lao động cũng có thể làm đơn xin nghỉ không hưởng lương.
Thứ 6 ngày 13 xuất phát từ đâu? Tên gọi của Nỗi sợ thứ 6 ngày 13? Thứ 6 ngày 13 người lao động có được nghỉ? (Hình từ Internet)
Thứ 6 ngày 13 có phải ngày lễ lớn của Việt Nam hay không?
Các ngày lễ lớn được quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP cụ thể như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
- Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
- Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, Thứ 6 ngày 13 không phải là ngày lễ lớn của Việt Nam theo quy định.
Hoạt động có nội dung mê tín dị đoan bị nghiêm cấm đúng không?
Theo Điều 3 Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm Nghị định 103/2009/NĐ-CP quy định như sau:
Quy định cấm trong hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng
Nghiêm cấm các hoạt động sau đây:
1. Các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa có nội dung:
a) Kích động nhân dân chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân;
b) Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; truyền bá tư tưởng, văn hóa phản động, lối sống dâm ô đồi trụy, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, trái với thuần phong mỹ tục, gây hại cho sức khỏe và hủy hoại môi trường sinh thái;
c) Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định.
d) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm vĩ nhân, xúc phạm dân tộc, vu khống, xúc phạm danh dự, uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.
...
Theo đó, pháp luật nghiêm cấm các hoạt động truyền bá tư tưởng, văn hóa phản động, lối sống dâm ô đồi trụy, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, trái với thuần phong mỹ tục, gây hại cho sức khỏe và hủy hoại môi trường sinh thái.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có thể mua bán một sản phẩm phần mềm hay không? Phần mềm công cụ có phải là một loại sản phẩm phần mềm?
- Tổ chức kinh doanh có trách nhiệm cung cấp bản sao hợp đồng theo mẫu cho người tiêu dùng khi nào?
- Trong vụ án dân sự người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được thu thập tài liệu chứng cứ khi nào?
- Việc cho thuê mua nhà ở trong công trình xây dựng có sẵn cần phải tuân thủ quy định như thế nào?
- Mẫu Quy trình chấm dứt hợp đồng lao động? Các bước chấm dứt HĐLĐ đúng luật khi tổ chức lại lao động?