Thông tư 68/2022/TT-BTC sửa đổi Thông tư 58/2016/TT-BTC về sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước?
- Mở rộng đối tượng áp dụng quy định về sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân?
- Sửa đổi, bổ sung phạm vi điều chỉnh của quy định về sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân?
- Thông tư 68/2022/TT-BTC có hiệu lực vào thời điểm nào?
Mở rộng đối tượng áp dụng quy định về sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân?
Căn cứ vào Điều 1 Thông tư 58/2016/TT-BTC quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
Các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức khoa học và công nghệ công lập (sau đây gọi tắt là cơ quan, đơn vị) khi sử dụng vốn nhà nước theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư này để mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ nhằm duy trì hoạt động thường xuyên.
Tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 68/2022/TT-BTC quy định như sau:
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 1 như sau: “Điều 1. Đối tượng áp dụng
Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi tắt là cơ quan, đơn vị) và các tổ chức, cá nhân khác liên quan đến việc sử dụng vốn nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này để mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ nhằm duy trì hoạt động thường xuyên.”
Theo đó, quy định tại Thông tư 68/2022/TT-BTC đã mở rộng phạm vi đối tượng áp dụng quy định về sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đợn vị sự nghiệp công lập.
Cụ thể, tại quy định trên thì đã bổ sung theo những tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến sử dụng vốn nhà nước chứ không giới hạn đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân và tổ chức khoa học, công nghệ công lập như quy định hiện nay.
Đã có Thông tư 68/2022/TT-BTC sửa đổi quy định sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước?
Sửa đổi, bổ sung phạm vi điều chỉnh của quy định về sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân?
Cụ thể, tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 68/2022/TT-BTC đã sửa đổi và bổ sung phạm vi điều chỉnh của quy định về sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập như sau:
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 2 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 2 như sau:
“d. Mua sắm nguyên nhiên liệu, hóa chất, sinh phẩm chẩn đoán invitro, vật tư, vật liệu tiêu hao, công cụ, dụng cụ bảo đảm hoạt động thường xuyên;”
b) Sửa đổi, bổ sung các điểm d, đ, g và h khoản 2 Điều 2 như sau:
“d) Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) gồm nguồn vốn vay, viện trợ không hoàn lại được cân đối trong chi thường xuyên ngân sách nhà nước; nguồn viện trợ không hoàn lại của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước thuộc ngân sách nhà nước (trừ trường hợp Điều ước quốc tế về ODA mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác);
đ) Nguồn thu từ phí được khấu trừ hoặc để lại theo quy định của pháp luật về phí
g) Nguồn Quỹ Bảo hiểm y tế, nguồn chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;
h) Nguồn tài chính hợp pháp được sử dụng theo quy định của pháp luật.”
c) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 3 Điều 2 như sau:
“d) Mua sắm tập trung (bao gồm mua sắm tập trung cấp quốc gia và mua sắm tập trung cấp bộ, ngành, địa phương) theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Luật quản lý, sử dụng tài sản công, Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản công thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu (sau đây gọi tắt là Nghị định số 63/2014/NĐ-CP) và các văn bản hướng dẫn.”
d) Bổ sung các điểm đ, e, g, h và i vào khoản 3 Điều 2 như sau:
“đ) Mua các loại thuốc áp dụng theo quy định của Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
e) Các nội dung quy định khác về mua sắm trang thiết bị y tế tại Nghị định số 98/2001/NĐ-CP ngày 8 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế và các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế;
g) Mua sắm tài sản, hàng hoá, dịch vụ thuộc dự án có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) phát sinh từ điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế áp dụng theo quy định của Luật Đấu thầu, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn:
h) Mua sắm tài sản để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ áp dụng theo quy định tại Nghị định số 70/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước;
i) Đối với các lĩnh vực đã có quy định pháp luật chuyên ngành về mua sắm tài sản, hàng hoá, dịch vụ thì áp dụng theo quy định chuyên ngành đối với từng lĩnh vực.”
e) Bổ sung khoản 4 vào Điều 2 như sau:
“4. Việc lựa chọn nhà thầu qua mạng thực hiện theo quy định tại Chương VII của Luật Đấu thầu, Nghị địn/h số 63/2014/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư”.
Thông tư 68/2022/TT-BTC có hiệu lực vào thời điểm nào?
Căn cứ vào Điều 3 Thông tư 68/2022/TT-BTC quy định như sau:
Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 14 tháng 11 năm 2022.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu để áp dụng tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.
3. Trường hợp có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Như vậy, Thông tư 68/2022/TT-BTC sẽ có hiệu lực từ ngày 14/11/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?