Thông tư 49/2024 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ năm 2025 thế nào?
Thông tư 49/2024 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ năm 2025 thế nào?
Ngày 15/11/2024, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành Thông tư 49/2024/TT-BGTVT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ.
Ban hành kèm theo Thông tư 49/2024/TT-BGTVT là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ QCVN 40:2024/BGTVT.
Thông tư 49/2024/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
Bãi bỏ Thông tư 79/2015/TT-BGTVT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ QCVN 40:2015/BGTVT.
Quy chuẩn Quốc gia QCVN 40:2024/BGTVT quy định các yêu cầu kỹ thuật về cơ sở vật chất, phương tiện và trang thiết bị đối với trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ (sau đây gọi chung là trung tâm sát hạch).
Quy chuẩn Quốc gia QCVN 40:2024/BGTVT áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan về xây dựng, sử dụng trung tâm sát hạch.
Thông tư 49/2024 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ năm 2025 thế nào? (Hình từ Internet)
Quy định kỹ thuật xe sát hạch thế nào?
Căn cứ theo Mục 2.2 Phần 2 Quy chuẩn Quốc gia QCVN 40:2024/BGTVT nêu rõ quy định kỹ thuật xe sát hạch như sau:
- Xe sát hạch ngoài việc tuân theo các quy định tại mục 2.2 Quy chuẩn Quốc gia QCVN 40:2024/BGTVT còn phải đảm bảo quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 và Nghị định của Chính phủ quy định về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe.
- Xe sát hạch hạng A1: là xe mô tô hai bánh, có dung tích xi-lanh từ 70 cm3 đến 125 cm3 hoặc có công suất động cơ điện từ 6 đến 11 kW.
- Xe sát hạch hạng A: là xe mô tô hai bánh, có dung tích làm việc của xy lanh trên 200 cm3 hoặc có công suất động cơ điện trên 11 kW.
- Xe sát hạch hạng B1: là xe mô tô ba bánh, có dung tích làm việc của xy lanh từ 105 cm3 trở lên, có số lùi, có chiều dài toàn bộ không lớn hơn 3,0 m, chiều rộng toàn bộ không lớn hơn 1,5 m, chiều dài cơ sở không lớn hơn 2,3 m, bán kính quay vòng nhỏ nhất theo vệt bánh xe trước không lớn hơn 3,5 m.
- Xe sát hạch hạng B: là xe ô tô con có từ 03 đến 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe), có chiều dài toàn bộ từ 4,2 m trở lên, chiều mrộng toàn bộ từ 1,6 m trở lên, chiều dài cơ sở từ 2,4m trở lên, bán kính quay vòng nhỏ nhất theo vệt bánh xe trước phía ngoài từ 4,9 m trở lên.
- Xe sát hạch hạng C1 là xe ô tô tải có khối lượng toàn bộ theo thiết kế từ 4.000 kg đến 7.500 kg, có chiều dài toàn bộ từ 5,5 m trở lên, chiều rộng toàn bộ từ 1,7 m trở lên, chiều dài cơ sở từ 3 m trở lên, bán kính quay vòng nhỏ nhất theo vệt bánh xe trước phía ngoài từ 5,7 m trở lên.
- Xe sát hạch hạng C là xe ô tô tải có khối lượng toàn bộ theo thiết kế từ 11.000 kg trở lên, có chiều dài toàn bộ từ 8 m trở lên, chiều rộng toàn bộ từ 2,2 m trở lên, chiều dài cơ sở từ 4,2 m trở lên, bán kính quay vòng nhỏ nhất theo vệt bánh xe trước phía ngoài từ 7,2 m trở lên.
- Xe sát hạch hạng D1 là ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) đến 16 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) hoặc ô tô có thiết kế, cải tạo với số chỗ ít hơn xe cùng loại, kích thước giới hạn tương đương và có số chỗ nhiều nhất, có chiều dài toàn bộ từ 5,2 m trở lên, chiều rộng toàn bộ từ 1,9 m trở lên, chiều dài cơ sở từ 3,1 m trở lên, bán kính quay vòng nhỏ nhất theo vệt bánh xe trước phía ngoài từ 6,1 m trở lên.
- Xe sát hạch hạng D2 là ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 16 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) đến 29 chỗ (không kể chỗ của= người lái xe) hoặc ô tô có thiết kế, cải tạo với số chỗ ít hơn xe cùng loại, kích thước giới hạn tương đương và có số chỗ nhiều nhất, có chiều dài toàn bộ từ 6,2 m trở lên, chiều rộng toàn bộ từ 2,0 m trở lên, chiều dài cơ sở từ 3,1 m trở lên, bán kính quay vòng nhỏ nhất theo vệt bánh xe trước phía ngoài từ 7,0 m trở lên.
- Xe sát hạch hạng D là ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 40 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) hoặc ô tô có thiết kế, cải tạo với số chỗ ít hơn xe cùng loại, kích thước giới hạn tương đương và có số chỗ nhiều nhất, có chiều dài toàn bộ từ 8,9 m trở lên, chiều rộng toàn bộ từ 2,4 m trở lên, chiều dài cơ sở từ 4,2 m trở lên, bán kính quay vòng nhỏ nhất theo vệt bánh xe trước phía ngoài từ 7,9 m trở lên.
- Xe sát hạch hạng CE: là xe ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc để chở công-ten-nơ có kích thước: dài 6,06 m, rộng 2,44 m, cao 2,59 m (tương đương loại 20 feet).
- Xe sát hạch các hạng BE, C1E, D1E, D2E và DE: là xe ô tô có thông số kỹ thuật phù hợp với xe ô tô sát hạch hạng tương ứng (B, C1, D1, D2 và D) kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế không nhỏ hơn 5000 kg.
Diện tích xây dựng nhà điều hành sát hạch tối thiểu bao nhiêu?
Căn cứ theo tiểu mục 2.4.1 Mục 2.4 Phần 2 Quy chuẩn Quốc gia QCVN 40:2024/BGTVT nêu rõ diện tích xây dựng nhà điều hành sát hạch tối thiểu:
+ Trung tâm loại 1 tối thiểu 250 m2.
+ Trung tâm loại 2 tối thiểu 200 m2.
+ Trung tâm loại 3 tối thiểu 100 m2.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Nghệ An? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Nghệ An như thế nào?
- Công an nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo của ai? Vị trí của Công an nhân dân như thế nào? Chức năng của Công an nhân dân?
- Ngân hàng thương mại có được vay Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định không?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Kiên Giang thế nào? Điểm bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên đán 2025 tại Kiên Giang?
- Định giá xây dựng là gì? Lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có bao gồm lĩnh vực định giá xây dựng?