Thông tư 31/2024/TT-NHNN về phân loại tài sản trong hoạt động Ngân hàng Thương mại, TCTD phi ngân hàng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài ra sao?
Thông tư 31/2024/TT-NHNN về phân loại tài sản trong hoạt động Ngân hàng Thương mại, TCTD phi ngân hàng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài ra sao?
Ngày 30/6/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 31/2024/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có trong hoạt động của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Theo đó, Thông tư 31/2024/TT-NHNN quy định về việc phân loại đối với các tài sản có (sau đây gọi là nợ) trong hoạt động của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát sinh từ các hoạt động sau:
- Cho vay;
- Cho thuê tài chính;
- Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác;
- Bao thanh toán;
- Cấp tín dụng dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng;
- Trả thay theo cam kết ngoại bảng (bao gồm khoản trả thay nghĩa vụ của khách hàng trong hoạt động bảo lãnh, nghiệp vụ thư tín dụng (trừ các trường hợp quy định tại điểm n khoản 1 Điều 1 Thông tư 31/2024/TT-NHNN) và các khoản trả thay khác theo cam kết ngoại bảng);
- Mua và ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp (bao gồm cả trái phiếu do tổ chức tín dụng khác phát hành) chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom (sau đây gọi là trái phiếu chưa niêm yết), không bao gồm mua trái phiếu chưa niêm yết bằng nguồn vốn ủy thác mà bên ủy thác chịu rủi ro;
- Ủy thác cấp tín dụng;
- Gửi tiền (trừ tiền gửi không kỳ hạn tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; tiền gửi tại ngân hàng chính sách xã hội theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc các tổ chức tín dụng nhà nước duy trì số dư tiền gửi tại ngân hàng chính sách xã hội) tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật và gửi tiền (trừ tiền gửi không kỳ hạn) tại tổ chức tín dụng ở nước ngoài;
- Mua, bán nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước), trừ hoạt động mua nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam;
- Mua bán lại trái phiếu Chính phủ trên thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán;
- Mua chứng chỉ tiền gửi do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành;
- Nghiệp vụ phát hành thư tín dụng trả chậm có điều khoản thỏa thuận bên thụ hưởng được thanh toán trả ngay hoặc trả trước ngày đến hạn thanh toán thư tín dụng và nghiệp vụ hoàn trả thư tín dụng theo hình thức thỏa thuận với khách hàng thanh toán bằng nguồn tiền của ngân hàng hoàn trả kể từ ngày ngân hàng hoàn trả thanh toán cho bên thụ hưởng; nghiệp vụ thương lượng thanh toán thư tín dụng;
- Mua hẳn miễn truy đòi bộ chứng từ xuất trình theo thư tín dụng, trừ trường hợp ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua hắn miễn truy đòi bộ chứng từ theo thư tín dụng do chính ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó phát hành.
Thông tư 31/2024/TT-NHNN về phân loại tài sản trong hoạt động Ngân hàng Thương mại, TCTD phi ngân hàng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài ra sao? (Hình ảnh Internet)
Nguyên tắc tự phân loại đối với khoản nợ phát sinh từ nghiệp vụ thư tín dụng ra sao?
Căn cứ tại khoản 13 Điều 9 Thông tư 31/2024/TT-NHNN quy định về nguyên tắc tự phân loại đối với khoản nợ phát sinh từ nghiệp vụ thư tín dụng như sau:
(1) Đối với nghiệp vụ phát hành thư tín dụng:
- Trường hợp phát hành thư tín dụng trả ngay hoặc trả chậm (trừ trường hợp quy định tại điểm a(ii) khoản 13 Điều 9 Thông tư 31/2024/TT-NHNN), ngân hàng phát hành phân loại khoản trả thay theo cam kết tại thư tín dụng theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 10 Thông tư 31/2024/TT-NHNN đối với bên đề nghị, kể từ ngày ngân hàng phát hành thanh toán cho bên thụ hưởng;
- Trường hợp phát hành thư tín dụng trả chậm có điều khoản thỏa thuận bên thụ hưởng được thanh toán trả ngay hoặc trả trước ngày đến hạn thanh toán thư tín dụng, ngân hàng phát hành phân loại khoản nợ phát sinh từ nghiệp vụ thư tín dụng như là một khoản cho vay đối với bên đề nghị, kể từ ngày ngân hàng hoàn trả thanh toán cho bên thụ hưởng;
(2) Đối với nghiệp vụ xác nhận thư tín dụng:
Ngân hàng xác nhận phân loại khoản trả thay theo cam kết tại thư tín dụng đối với ngân hàng phát hành và ngân hàng phát hành phân loại khoản trả thay theo cam kết tại thư tín dụng đối với bên đề nghị theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 10 Thông tư 31/2024/TT-NHNN, kể từ thời điểm ngân hàng xác nhận thanh toán cho bên thụ hưởng;
(3) Đối với nghiệp vụ thương lượng thanh toán thư tín dụng:
Ngân hàng thương lượng phân loại khoản nợ phát sinh từ nghiệp vụ thư tín dụng đối với bên thụ hưởng như khoản chiết khấu các công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác quy định tại khoản 8 Điều 9 Thông tư 31/2024/TT-NHNN;
(4) Đối với nghiệp vụ hoàn trả thư tín dụng:
- Trường hợp hoàn trả thư tín dụng theo hình thức phát hành cam kết hoàn trả, ngân hàng hoàn trả phân loại khoản trả thay theo cam kết tại thư tín dụng theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 10 Thông tư 31/2024/TT-NHNN đối với ngân hàng phát hành, kể từ ngày ngân hàng hoàn trả thanh toán cho bên thụ hưởng;
- Trường hợp hoàn trả thư tín dụng theo hình thức thỏa thuận với khách hàng thanh toán bằng nguồn tiền của ngân hàng hoàn trả (trừ trường hợp quy định tại điểm d(i) khoản 13 Điều 9 Thông tư 31/2024/TT-NHNN), ngân hàng hoàn trả phân loại khoản nợ phát sinh từ nghiệp vụ thư tín dụng như là một khoản cho vay đối với ngân hàng phát hành, kể từ ngày ngân hàng hoàn trả thanh toán cho bên thụ hưởng;
(5) Đối với số tiền mua hẳn miễn truy đòi bộ chứng từ xuất trình theo thư tín dụng, ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng phân loại số tiền mua như một khoản cho vay đối với ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận.
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là hệ thống gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 31/2024/TT-NHNN quy định về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là hệ thống gồm:
- Các bộ chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, các quy trình đánh giá khả năng trả nợ, thanh toán của khách hàng trên cơ sở định tính và định lượng về mặt tài chính, tình hình kinh doanh, quản trị, uy tín của khách hàng, kể cả khách hàng là đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng;
Các thông tin về người có liên quan của khách hàng là đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng;
- Phương pháp đánh giá xếp hạng cho từng nhóm đối tượng khách hàng khác nhau.
Lưu ý: Thông tư 31/2024/TT-NHNN có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của trường Tiểu học mới nhất? Tải về file word Mẫu Quy chế làm việc của trường Tiểu học?
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?