Thông tư 27/2023/TT-BYT, quy định về phạm vi hoạt động khám chữa bệnh với Nhân viên y tế thôn, bản ra sao?
Thông tư 27/2023/TT-BYT, quy định về phạm vi hoạt động khám chữa bệnh với Nhân viên y tế thôn, bản ra sao?
Ngày 29/12/2023, Bộ Y tế ban hành Thông tư 27/2023/TT-BYT quy định tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động khám chữa bệnh và nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đối với Nhân viên y tế thôn, bản; Cô đỡ thôn, bản.
Thông tư 27/2023/TT-BYT quy định về tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động khám chữa bệnh và nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đối với Nhân viên y tế thôn, bản; Cô đỡ thôn, bản.
Thông tư 27/2023/TT-BYT áp dụng đối với:
- Nhân viên y tế làm công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu ở thôn, bản, tổ dân phố theo quy định tại Điều 2 Thông tư 04/2012/TT-BNV (sau đây gọi là Nhân viên y tế thôn, bản);
- Nhân viên y tế thôn bản làm công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo (sau đây gọi là Cô đỡ thôn, bản).
- Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan;
- Thông tư 27/2023/TT-BYT không áp dụng đối với cộng tác viên của các chương trình, dự án y tế.
Thông tư 27/2023/TT-BYT, quy định về phạm vi hoạt động khám chữa bệnh với Nhân viên y tế thôn, bản ra sao? (Hình từ internet)
Yêu cầu về trình độ chuyên môn, đào tạo Nhân viên y tế thôn, bản thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 27/2023/TT-BYT quy định như sau:
Tiêu chuẩn đối với Nhân viên y tế thôn, bản; Cô đỡ thôn, bản
1. Trình độ chuyên môn, đào tạo: Nhân viên y tế thôn, bản; Cô đỡ thôn, bản phải đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây:
a) Hoàn thành chương trình (được cấp chứng chỉ) theo nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại Điều 6 Thông tư này;
b) Có trình độ chuyên môn về y (bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh) từ trung cấp trở lên.
2. Tự nguyện tham gia làm Nhân viên y tế thôn, bản hoặc Cô đỡ thôn, bản.
3. Có đủ sức khoẻ để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì nhân viên y tế thôn bản phải đáp ứng một trong các tiêu chí về trình độ chuyên môn, đào tạo sau:
- Hoàn thành chương trình (được cấp chứng chỉ) theo nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quy định như sau:
+ Đối với Nhân viên y tế thôn, bản: các nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ được quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này, thời gian đào tạo tối thiểu ba (03) tháng.
+ Đối với Nhân viên y tế thôn, bản làm kiêm nhiệm vụ Cô đỡ thôn, bản: các nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ được quy định tại Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này, thời gian đào tạo tối thiểu ba (03) tháng.
- Có trình độ chuyên môn về y (bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh) từ trung cấp trở lên.
Nhân viên y tế thôn, bản có nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 27/2023/TT-BYT, quy định Nhân viên y tế thôn, bản có các nhiệm vụ như sau:
(1) Tham gia chăm sóc sức khỏe ban đầu và các hoạt động y tế tại thôn, bản, bao gồm:
- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, giáo dục, hướng dẫn, tư vấn người dân tại thôn, bản về: chăm sóc sức khỏe; phòng, chống các yếu tố nguy cơ sức khỏe; vệ sinh môi trường; an toàn thực phẩm; phòng, chống suy dinh dưỡng, HIV/AIDS, các bệnh không lây nhiễm, dịch bệnh tại cộng đồng; phòng, chống tác động của biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường;
- Phát hiện, tham gia giám sát và báo cáo tình hình dịch, bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm, bệnh truyền qua thực phẩm, dịch bệnh mới nổi tại thôn, bản;
- Phối hợp thực hiện các chương trình, dự án y tế tại thôn, bản;
- Hướng dẫn người dân trồng và sử dụng thuốc nam tại gia đình để phòng và chữa một số triệu chứng, bệnh thông thường;
- Tham gia triển khai thực hiện các phong trào vệ sinh phòng bệnh, an toàn thực phẩm, nâng cao sức khỏe cộng đồng;
- Tham gia hướng dẫn lập hồ sơ sức khỏe toàn dân và quản lý sức khỏe người dân trên địa bàn;
- Tham gia các khoá đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ để cập nhật kiến thức và nâng cao trình độ;
- Tham gia giao ban định kỳ với trạm y tế xã;
- Thực hiện báo cáo kịp thời, đầy đủ theo hướng dẫn của trạm y tế xã.
(2) Tham gia chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em gồm:
- Tuyên truyền, vận động vệ sinh phụ nữ, vệ sinh thai nghén, dinh dưỡng hợp lý và loại trừ các tập tục có hại cho sức khỏe bà mẹ và trẻ em; vận động phụ nữ mang thai đến trạm y tế xã đăng ký quản lý thai, khám thai, tiêm phòng uốn ván, đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sinh đẻ, đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin theo độ tuổi, nuôi con bằng sữa mẹ;
- Báo cáo danh sách, số lượng trẻ em của thôn, bản; lập danh sách phụ nữ mang thai và danh sách trẻ em thuộc diện tiêm chủng theo quy định, theo dõi phát hiện biến chứng sau tiêm chủng;
- Hướng dẫn người dân sử dụng các công cụ theo dõi, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em phiên bản giấy và điện tử;
(3) Tham gia khám bệnh, chữa bệnh tại thôn, bản được quy định chi tiết tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 27/2023/TT-BYT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?