Thông tư 12/2022/TT-BNNPTNT: Lập, triển khai kế hoạch hằng năm Chương trình phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025?
- Hướng dẫn lập, triển khai kế hoạch hằng năm Chương trình phát triển Lâm nghiệp bền vững 2021-2025?
- Hướng dẫn lập, triển khai kế hoạch hằng năm Tiểu dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi 2021-2025?
- Mẫu thuyết minh kế hoạch thực hiện chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững và tiểu dự án 1, dự án 3 hàng năm được quy định như thế nào?
Hướng dẫn lập, triển khai kế hoạch hằng năm Chương trình phát triển Lâm nghiệp bền vững 2021-2025?
Căn cứ vào Nghị định 27/2022/NĐ-CP, Quyết định 809/QĐ-TTg năm 2022, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm, hàng năm, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và văn bản của các Bộ ngành liên quan.
Việc lập triển khai kế hoạch hằng năm Chương trình phát triển Lâm nghiệp bền vững 2021-2025 (Sau đây gọi chung là Chương trình) đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cụ thể tại Chương II Thông tư 12/2022/TT-BNNPTNT.
- Về nội dung kế hoạch Chương trình được quy định tại Điều 5 Thông tư 12/2022/TT-BNNPTNT như sau:
+ Đánh giá tình hình thực hiện Chương trình 1 năm trước đối với kế hoạch năm (bao gồm kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ; tình hình huy động, phân bổ và quản lý sử dụng nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn lực khác);
+ Bối cảnh, dự báo những thuận lợi, khó khăn, thách thức đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng tại Bộ, ngành, địa phương trong kỳ kế hoạch;
+ Mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể thực hiện Chương trình;
+ Nội dung, hoạt động, dự kiến mức vốn bố trí, cơ cấu nguồn vốn theo hoạt động thực hiện Chương trình;
+ Các giải pháp và tổ chức thực hiện kế hoạch;
+ Giám sát và đánh giá việc thực hiện kế hoạch.
- Về trình tự lập, triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình được quy định tại Điều 6 Thông tư 12/2022/TT-BNNPTNT như sau:
+ Việc lập kế hoạch thực hiện Chương trình hằng năm của các Bộ, ngành, địa phương thực hiện cùng thời điểm lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, kế hoạch đầu tư công và dự toán ngân sách nhà nước hằng năm.
+ Trước ngày 30 tháng 6 hằng năm, tổ chức, chủ đầu tư dự án xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình 1 năm sau, gửi cơ quan thường trực Chương trình của Bộ, ngành, địa phương tổng hợp. Cụ thể, Cơ quan chuyên môn được giao nhiệm vụ của Bộ, ngành tổng hợp, xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình thuộc phạm vi quản lý của các Bộ, ngành; Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình của các tổ chức, chủ đầu tư dự án trực thuộc, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện; các tổ chức, chủ đầu tư dự án trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc các Sở, ngành tổng hợp, xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình của đơn vị.
+ Trước ngày 15 tháng 7 hằng năm, cơ quan chuyên môn, đơn vị được giao, tổng hợp kế hoạch thực hiện Chương trình 1 năm sau của Bộ, ngành, địa phương. Cụ thể: Cơ quan chuyên môn được giao nhiệm vụ (đối với Bộ, ngành), Văn phòng thường trực Chương trình cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn được giao cấp tỉnh, tổng hợp kế hoạch thực hiện Chương trình năm sau của Bộ, ngành, địa phương mình, gửi xin ý kiến các đơn vị liên quan (đối với Bộ, ngành); trình Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về Chương trình xem xét thông qua trước khi gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chủ Chương trình), Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.
+ Trước ngày 31 tháng 7 hằng năm, các Bộ, ngành, địa phương tổng hợp kế hoạch thực hiện Chương trình 1 năm sau. Cụ thể: Gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp.
+ Trước ngày 15 tháng 8 hằng năm, Văn phòng Ban Chỉ đạo trung ương thực hiện Chương trình, cơ quan chuyên môn được giao tổng hợp, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự kiến kế hoạch thực hiện Chương trình năm sau trên phạm vi toàn quốc, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.
+ Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, các Bộ, ngành, địa phương thực hiện Chương trình giao các cơ quan, đơn vị trực thuộc mục tiêu, nhiệm vụ, dự toán ngân sách nhà nước hằng năm chi tiết theo nội dung, hạng mục thực hiện Chương trình.
Thông tư 12/2022/TT-BNNPTNT: Lập, triển khai kế hoạch hằng năm Chương trình phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025?(Hình từ Internet)
Hướng dẫn lập, triển khai kế hoạch hằng năm Tiểu dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi 2021-2025?
Đối với việc lập và triển khai kế hoạch hằng năm của Tiểu dự án 1 - Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân, thuộc Dự án 3 - Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025 (sau đây viết tắt là Tiểu dự án 1):
- Về nội dung kế hoạch hằng năm của Tiểu dự án 1 tương tự với nội dung kế hoạch hằng năm của Chương trình phát triển Lâm nghiệp bền vững được nêu bên trên, căn cứ Điều 5 Thông tư 12/2022/TT-BNNPTNT.
- Về trình tự lập và triển khai kế hoạch thực hiện:
+ Việc lập kế hoạch thực hiện Tiểu dự án 1 hằng năm của các Bộ, ngành, địa phương thực hiện cùng thời điểm lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, kế hoạch đầu tư công và dự toán ngân sách nhà nước hằng năm.
+ Trước ngày 30 tháng 6 hằng năm, tổ chức, chủ đầu tư dự án xây dựng kế hoạch thực hiện Tiểu dự án 1 năm sau, gửi cơ quan thường trực Tiểu dự án 1 của Bộ, ngành, địa phương tổng hợp. Cụ thể: Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, xây dựng kế hoạch thực hiện Tiểu dự án 1 của các tổ chức, chủ đầu tư dự án trực thuộc, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện; các tổ chức, chủ đầu tư dự án trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc các Sở, ngành tổng hợp, xây dựng kế hoạch thực hiện Tiểu dự án 1 của đơn vị.
+ Trước ngày 15 tháng 7 hằng năm, cơ quan chuyên môn, đơn vị được giao, tổng hợp kế hoạch thực hiện Chương trình 1 năm sau của Bộ, ngành, địa phương. Cụ thể: Cơ quan, đơn vị được giao, tổng hợp kế hoạch thực hiện Tiểu dự án 1 năm sau của địa phương mình, gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Cơ quan chủ quản chương trình mục tiêu quốc gia tại địa phương), đồng thời gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chủ dự án thành phần).
+ Trước ngày 31 tháng 7 hằng năm, các Bộ, ngành, địa phương tổng hợp kế hoạch thực hiện Chương trình1 năm sau. Cụ thể: Gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp kế hoạch, nhu cầu kinh phí thực hiện Tiểu dự án 1, gửi Ủy ban Dân tộc tổng hợp.
+ Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, các Bộ, ngành, địa phương thực hiện Chương trình giao các cơ quan, đơn vị trực thuộc mục tiêu, nhiệm vụ, dự toán ngân sách nhà nước hằng năm chi tiết theo nội dung, hạng mục thực hiện Chương trình.
+ Việc giao kế hoạch, triển khai thực hiện kế hoạch theo quy định tại Nghị định số 27/2022/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg năm 2021.
Mẫu thuyết minh kế hoạch thực hiện chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững và tiểu dự án 1, dự án 3 hàng năm được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNNPTNT quy định mẫu thuyết minh kế hoạch thực hiện chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững và tiểu dự án 1, dự án 3 hàng năm như sau:
Theo đó, các cá nhân, tổ chức căn cứ vào mẫu thuyết mình và các mẫu biểu thuyết minh kèm theo để thực hiện lập kế hoạch cho các chương trình này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?