Thông tin trong đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp có được bảo mật cho đến khi công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp không?
- Thông tin trong đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp có được bảo mật cho đến khi công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp không?
- Công chức làm lộ bí mật thông tin trong đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp thì bị xử lý như thế nào?
- Người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên trong trường hợp nào?
Thông tin trong đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp có được bảo mật cho đến khi công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp không?
Căn cứ khoản 1 Điều 111 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về việc bảo mật đơn đăng ký sáng chế, đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trước khi công bố như sau:
Bảo mật đơn đăng ký sáng chế, đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trước khi công bố
1. Trước thời điểm đơn đăng ký sáng chế, đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp có trách nhiệm bảo mật thông tin trong đơn.
2. Cán bộ, công chức của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp làm lộ bí mật thông tin trong đơn đăng ký sáng chế, đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp thì bị xử lý kỷ luật; nếu việc làm lộ bí mật thông tin gây thiệt hại cho người nộp đơn thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định, trước thời điểm đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp thì thông tin trong đơn sẽ được cơ quan quản lý Nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp bảo mật.
Thông tin trong đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp có được bảo mật cho đến khi công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp không? (Hình từ Internet)
Công chức làm lộ bí mật thông tin trong đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp thì bị xử lý như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 111 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về bảo mật đơn đăng ký sáng chế, đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trước khi công bố như sau:
Bảo mật đơn đăng ký sáng chế, đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trước khi công bố
1. Trước thời điểm đơn đăng ký sáng chế, đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp có trách nhiệm bảo mật thông tin trong đơn.
2. Cán bộ, công chức của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp làm lộ bí mật thông tin trong đơn đăng ký sáng chế, đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp thì bị xử lý kỷ luật; nếu việc làm lộ bí mật thông tin gây thiệt hại cho người nộp đơn thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trường hợp công chức của cơ quan quản lý Nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp làm lộ bí mật thông tin trong đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp thì bị xử lý kỷ luật.
Nếu việc làm lộ bí mật thông tin gây thiệt hại cho người nộp đơn thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 91 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về nguyên tắc ưu tiên như sau:
Nguyên tắc ưu tiên
1. Người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đơn đầu tiên đăng ký bảo hộ cùng một đối tượng nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về quyền ưu tiên mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên hoặc có thoả thuận áp dụng quy định như vậy với Việt Nam;
b) Người nộp đơn là công dân Việt Nam, công dân của nước khác quy định tại điểm a khoản này cư trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước khác quy định tại điểm a khoản này;
c) Trong đơn có nêu rõ yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên và có nộp bản sao đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên;
d) Đơn được nộp trong thời hạn ấn định tại điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Trong một đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp hoặc nhãn hiệu, người nộp đơn có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở nhiều đơn khác nhau được nộp sớm hơn với điều kiện phải chỉ ra nội dung tương ứng giữa các đơn nộp sớm hơn ứng với nội dung trong đơn.
3. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên có ngày ưu tiên là ngày nộp đơn của đơn đầu tiên.
Như vậy, theo quy định, người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đơn đầu tiên đăng ký bảo hộ cùng một đối tượng nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
(1) Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về quyền ưu tiên mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên hoặc có thoả thuận áp dụng quy định như vậy với Việt Nam;
(2) Người nộp đơn là công dân Việt Nam, công dân của nước khác nêu ở mục (1) cư trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước khác quy định tại mục (1);
(3) Trong đơn có nêu rõ yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên và có nộp bản sao đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên;
(4) Đơn được nộp trong thời hạn ấn định tại điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?