Thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp có yêu cầu nào? Thông tin nào bị từ chối đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp?
Thông tin trên cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp có yêu cầu nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Quy chế hoạt động của Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 4146/QĐ-BTP năm 2011, có quy định về nguyên tắc thông tin như sau:
Nguyên tắc thông tin
1. Yêu cầu đối với thông tin:
a) Bảo đảm đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chủ trương, chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tư pháp;
b) Trung thực, chính xác, khách quan, kịp thời, phục vụ tích cực cho công tác quản lý nhà nước và công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Tư pháp cũng như nhu cầu khai thác thông tin của người dân;
c) Phù hợp với mục đích, yêu cầu của Cổng thông tin điện tử theo quy định của Quy chế này, tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước, báo chí, sở hữu trí tuệ và quản lý thông tin trên Internet;
d) Việc đăng tải, trích dẫn, sử dụng lại thông tin trên Cổng thông tin điện tử phải ghi rõ thông tin về tác giả, nguồn của thông tin.
2. Các tổ chức và cá nhân cung cấp thông tin có trách nhiệm đảm bảo tính chính xác, trung thực của thông tin do mình cung cấp để đưa lên Cổng thông tin điện tử, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định hiện hành về quyền tác giả. Đối với thông tin được trích dẫn, sưu tầm từ các nguồn khác thì phải ghi rõ tên tác giả, nguồn cung cấp và ngày mà thông tin trích dẫn đã được đăng tải.
Như vậy, theo quy định trên thì thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp có yêu cầu như sau:
- Bảo đảm đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chủ trương, chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tư pháp;
- Trung thực, chính xác, khách quan, kịp thời, phục vụ tích cực cho công tác quản lý nhà nước và công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Tư pháp cũng như nhu cầu khai thác thông tin của người dân;
- Phù hợp với mục đích, yêu cầu của Cổng thông tin điện tử theo quy định của Quy chế này, tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước, báo chí, sở hữu trí tuệ và quản lý thông tin trên Internet;
- Việc đăng tải, trích dẫn, sử dụng lại thông tin trên Cổng thông tin điện tử phải ghi rõ thông tin về tác giả, nguồn của thông tin.
Thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp có yêu cầu nào? (Hình từ Internet)
Thông tin nào bị từ chối đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 12 Quy chế hoạt động của Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 4146/QĐ-BTP năm 2011, có quy định về biên tập, phê duyệt thông tin như sau:
Biên tập, phê duyệt thông tin
1. Thông tin trước khi đăng tải trên Cổng thông tin điện tử phải được đánh giá chất lượng, trong trường hợp cần thiết phải được xác thực, bổ sung hoặc làm rõ nội dung bởi đơn vị, cá nhân cung cấp hoặc đơn vị quản lý lĩnh vực chuyên môn.
Ban Biên tập chịu trách nhiệm biên tập thông tin và phê duyệt thông tin (trong trường hợp cần thiết) trước khi đăng tải trên Cổng thông tin điện tử. Các trường hợp cần phê duyệt thông tin trước khi đăng tải do Ban Biên tập xác định để thống nhất thực hiện.
2. Các văn bản về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực Tư pháp sẽ được đăng toàn văn.
3. Các loại thông tin sau đây sẽ bị từ chối đăng tải:
a) Thông tin có nội dung không phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
b) Thông tin có nội dung thuộc bí mật nhà nước; thông tin đã được cấp có thẩm quyền quyết định chưa phổ biến công khai hoặc chỉ phổ biến trong phạm vi hẹp;
c) Thông tin không đúng sự thật;
d) Thông tin không bảo đảm chất lượng;
đ) Các thông tin khác theo quy định của pháp luật không được đăng lên Cổng thông tin điện tử.
Như vậy, theo quy định trên thì thông tin bị từ chối đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp là:
- Thông tin có nội dung không phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
- Thông tin có nội dung thuộc bí mật nhà nước; thông tin đã được cấp có thẩm quyền quyết định chưa phổ biến công khai hoặc chỉ phổ biến trong phạm vi hẹp;
- Thông tin không đúng sự thật;
- Thông tin không bảo đảm chất lượng;
- Các thông tin khác theo quy định của pháp luật không được đăng lên Cổng thông tin điện tử.
Cập nhật thông tin mới trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp bao nhiêu lần mỗi ngày?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 13 Quy chế hoạt động của Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 4146/QĐ-BTP năm 2011, có quy định về cập nhật và lưu giữ thông tin như sau:
Cập nhật và lưu giữ thông tin
1. Cập nhật thông tin mới được thực hiện ít nhất 01 lần mỗi ngày làm việc, khuyến khích cập nhật thông tin đều đặn trong các ngày nghỉ. Cập nhật kịp thời các thông tin đã đăng tải nhưng có thay đổi hoặc phát sinh theo chỉ đạo của Ban Biên tập.
2. Thông tin đăng tải trên Cổng thông tin điện tử được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Như vậy, theo quy định trên thì cập nhật thông tin mới trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp được thực hiện ít nhất 01 lần mỗi ngày làm việc, khuyến khích cập nhật thông tin đều đặn trong các ngày nghỉ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề án sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện do cơ quan nào thực hiện xây dựng báo cáo Chính phủ?
- TCVN 14159-2:2024 về Quản lý tài liệu - Định dạng tệp tài liệu điện tử cho bảo quản lâu dài - Phần 2: Sử dụng ISO 32000-1 (PDF/A-2) thế nào?
- Rước ông Táo về nhà ngày nào? Mâm cúng ông Táo về nhà Tết Ất Tỵ? Vàng mã cúng ông Táo về nhà có phải chịu thuế TTĐB không?
- Đối khớp lý lịch đảng viên là gì? Cấp ủy cơ sở đối khớp lý lịch đảng viên theo Hướng dẫn 12 như thế nào?
- Lịch nghỉ Tết của shipper Shopee 2025 chính thức? Lịch nghỉ Tết Shopee 2025? Shipper bao giờ nghỉ Tết 2025?