Thông tin tích hợp vào tài khoản định danh điện tử của người nước ngoài được lưu trữ bao lâu trong hệ thống định danh và xác thực điện tử?
Người nước ngoài được cấp tài khoản định danh điện tử mức độ bao nhiêu?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 69/2024/NĐ-CP về phân loại, đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử như sau:
Phân loại, đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử
Cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài cư trú trên lãnh thổ Việt Nam được cấp tài khoản định danh điện tử như sau:
1. Đối với công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên đã được cấp thẻ căn cước công dân hoặc thẻ căn cước còn hiệu lực được cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 01, tài khoản định danh điện tử mức độ 02.
Công dân Việt Nam từ đủ 6 tuổi đến dưới 14 tuổi đã được cấp thẻ căn cước được cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 01, tài khoản định danh điện tử mức độ 02 khi có nhu cầu. Công dân Việt Nam dưới 6 tuổi đã được cấp thẻ căn cước được cấp tài khoản định danh mức độ 01 khi có nhu cầu.
2. Đối với người nước ngoài từ đủ 06 tuổi trở lên đã được cấp thẻ thường trú, thẻ tạm trú tại Việt Nam được cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 01, tài khoản định danh điện tử mức độ 02 khi có nhu cầu. Người nước ngoài dưới 06 tuổi được cấp thẻ thường trú, thẻ tạm trú tại Việt Nam được cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 01 khi có nhu cầu.
3. Đối với cơ quan, tổ chức được thành lập hoặc đăng ký hoạt động tại Việt Nam được cấp tài khoản định danh điện tử không phân biệt theo mức độ.
Như vậy, người nước ngoài từ đủ 6 tuổi trở lên có thể được cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 01 hoặc 02 và người dưới 6 tuổi chỉ có thể được cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 01.
Thông tin tích hợp vào tài khoản định danh điện tử của người nước ngoài được lưu trữ bao lâu trong hệ thống định danh và xác thực điện tử? (Hình từ Internet)
Thông tin tích hợp vào tài khoản định danh điện tử của người nước ngoài được lưu trữ bao lâu trong hệ thống định danh và xác thực điện tử?
Căn cứ Điều 17 Nghị định 69/2024/NĐ-CP về lưu trữ thông tin trong hệ thống định danh và xác thực điện tử như sau:
Lưu trữ thông tin trong hệ thống định danh và xác thực điện tử
1. Tất cả thông tin về danh tính điện tử và thông tin khác được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử được lưu trữ vĩnh viễn trong hệ thống định danh và xác thực điện tử.
2. Tất cả thông tin lịch sử truy cập của tài khoản định danh điện tử được lưu trữ trong hệ thống định danh và xác thực điện tử với thời hạn tối thiểu là 05 năm kể từ thời điểm truy cập. Chủ tài khoản được khai thác thông tin về lịch sử truy cập tài khoản định danh điện tử của mình; Cơ quan quản lý hệ thống định danh và xác thực điện tử được khai thác thông tin về lịch sử truy cập tài khoản để phục vụ công tác quản lý nhà nước; các trường hợp khác thực hiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, tất cả thông tin về danh tính điện tử và thông tin khác của người nước ngoài tích hợp vào tài khoản định danh điện tử được lưu trữ vĩnh viễn trong hệ thống định danh và xác thực điện tử.
Điều này có nghĩa là những thông tin này sẽ được bảo quản không giới hạn thời gian và không bị xóa trừ khi có quy định khác của pháp luật.
Ngoài ra, tất cả thông tin lịch sử truy cập của tài khoản định danh điện tử cũng được lưu trữ trong hệ thống định danh và xác thực điện tử với thời hạn tối thiểu là 05 năm kể từ thời điểm truy cập.
Tài khoản định danh điện tử của người nước ngoài bị khóa trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 15 Nghị định 69/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Trình tự, thủ tục khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử
1. Khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử của công dân Việt Nam.
Hệ thống định danh và xác thực điện tử tự động khóa, mở khóa tài khoản định danh điện tử của công dân khi căn cước điện tử của công dân bị khóa, mở khóa hoặc thẻ căn cước công dân hoặc thẻ căn cước hết thời hạn sử dụng.
2. Khóa tài khoản định danh điện tử của người nước ngoài, của tổ chức
a) Hệ thống định danh và xác thực điện tử tự động ghi nhận, kiểm tra, xác thực và khóa tài khoản định danh điện tử trong trường hợp người nước ngoài yêu cầu khóa tài khoản định danh điện tử của mình; người nước ngoài vi phạm thỏa thuận sử dụng Ứng dụng định danh quốc gia; hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế của người nước ngoài hết hạn sử dụng; người nước ngoài hết thời hạn cư trú trên lãnh thổ Việt Nam; người nước ngoài chết. Việc ghi nhận được thực hiện thông qua việc người nước ngoài khai báo trên Ứng dụng định danh quốc gia hoặc việc cập nhật thông tin quy định tại Điều 8 Nghị định này;
...
Như vậy, tài khoản định danh điện tử của người nước ngoài bị khóa trong trường hợp sau:
- Người nước ngoài yêu cầu khóa tài khoản định danh điện tử của mình;
- Người nước ngoài vi phạm thỏa thuận sử dụng Ứng dụng định danh quốc gia;
- Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế của người nước ngoài hết hạn sử dụng;
- Người nước ngoài hết thời hạn cư trú trên lãnh thổ Việt Nam;
- Người nước ngoài chết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thỏa thuận cấp bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 như thế nào? Phí bảo lãnh được quy định ra sao?
- Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân huyện được thực hiện theo nguyên tắc gì theo quy định?
- Điều kiện đối với thành viên sáng lập của ngân hàng liên doanh theo Nghị định 162/2024 như thế nào?
- Cục Công nghệ thông tin là đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước đúng không? Cục Công nghệ thông tin có tư cách pháp nhân không?
- Các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền hạn gì?