Thông tin liên hệ tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ được quy định như thế nào?
- Thông tin liên hệ tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ?
- Gửi, nhận văn bản yêu cầu chứng thực chữ ký số giữa cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp và Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin được thực hiện bằng văn bản giấy hay văn bản điện tử?
- Gửi, nhận thiết bị lưu khóa bí mật giữa thuê bao, cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp, Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin được thực hiện thông qua phương thức nào?
Thông tin liên hệ tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ?
Thông tin liên hệ tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ được quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 185/2019/TT-BQP cụ thể như sau:
Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ
1. Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ là Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin trực thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ.
2. Thông tin liên hệ:
Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin.
Địa chỉ: Số 23 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại/Fax: 024.3773.8668
Địa chỉ thư điện tử: [email protected]
Trang thông tin điện tử: http://ca.gov.vn
Mã định danh trao đổi văn bản điện tử: 000.05.07.G11
Theo đó, thông tin liên hệ tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ được quy định như sau:
- Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin.
- Địa chỉ: Số 23 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
- Điện thoại/Fax: 024.3773.8668
- Địa chỉ thư điện tử: [email protected]
- Trang thông tin điện tử: http://ca.gov.vn
- Mã định danh trao đổi văn bản điện tử: 000.05.07.G11
Lưu ý:
Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ là Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin trực thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ.
Thông tin liên hệ tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Gửi, nhận văn bản yêu cầu chứng thực chữ ký số giữa cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp và Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin được thực hiện bằng văn bản giấy hay văn bản điện tử?
Gửi, nhận văn bản yêu cầu chứng thực được quy định tại Điều 5 Thông tư 185/2019/TT-BQP cụ thể như sau:
Gửi, nhận văn bản yêu cầu chứng thực
1. Gửi, nhận văn bản yêu cầu chứng thực giữa cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp và Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin được thực hiện bằng văn bản giấy hoặc văn bản điện tử có ký số theo quy định của pháp luật.
2. Gửi, nhận văn bản điện tử yêu cầu chứng thực giữa cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp và Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin được thực hiện trên Hệ thống thông tin đăng ký, quản lý yêu cầu chứng thực hoặc Trục liên thông văn bản quốc gia.
a) Văn bản điện tử yêu cầu chứng thực đã ký số theo quy định của pháp luật gửi, nhận qua Hệ thống thông tin đăng ký, quản lý yêu cầu chứng thực hoặc Trục liên thông văn bản quốc gia có giá trị pháp lý tương đương văn bản giấy và thay cho việc gửi, nhận văn bản giấy.
b) Văn bản điện tử yêu cầu chứng thực không thuộc điểm a khoản 2 Điều này gửi, nhận qua Hệ thống thông tin đăng ký, quản lý yêu cầu chứng thực hoặc Trục liên thông văn bản quốc gia có giá trị để biết, tham khảo, không thay cho việc gửi, nhận văn bản giấy. Trong trường hợp này, cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp phải cung cấp bản chính của văn bản giấy tại thời điểm tiếp nhận chứng thư số, thiết bị lưu khóa bí mật.
Theo đó, gửi, nhận văn bản yêu cầu chứng thực giữa cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp và Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin được thực hiện bằng văn bản giấy hoặc văn bản điện tử có ký số theo quy định của pháp luật.
Lưu ý:
- Gửi, nhận văn bản điện tử yêu cầu chứng thực giữa cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp và Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin được thực hiện trên Hệ thống thông tin đăng ký, quản lý yêu cầu chứng thực hoặc Trục liên thông văn bản quốc gia.
+ Văn bản điện tử yêu cầu chứng thực đã ký số theo quy định của pháp luật gửi, nhận qua Hệ thống thông tin đăng ký, quản lý yêu cầu chứng thực hoặc Trục liên thông văn bản quốc gia có giá trị pháp lý tương đương văn bản giấy và thay cho việc gửi, nhận văn bản giấy.
+ Văn bản điện tử yêu cầu chứng thực không thuộc điểm a khoản 2 Điều 5 Thông tư 185/2019/TT-BQP, nhận qua Hệ thống thông tin đăng ký, quản lý yêu cầu chứng thực hoặc Trục liên thông văn bản quốc gia có giá trị để biết, tham khảo, không thay cho việc gửi, nhận văn bản giấy.
++ Trong trường hợp nêu trên, cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp phải cung cấp bản chính của văn bản giấy tại thời điểm tiếp nhận chứng thư số, thiết bị lưu khóa bí mật.
Gửi, nhận thiết bị lưu khóa bí mật giữa thuê bao, cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp, Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin được thực hiện thông qua phương thức nào?
Gửi, nhận thiết bị lưu khóa bí mật được quy định tại Điều 6 Thông tư 185/2019/TT-BQP cụ thể như sau:
Gửi, nhận thiết bị lưu khóa bí mật
Gửi, nhận thiết bị lưu khóa bí mật giữa thuê bao, cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp, Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin được thực hiện bằng phương thức trực tiếp, thông qua tổ chức cơ yếu hoặc thông qua đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính công ích theo quy định của pháp luật.
Theo đó, gửi, nhận thiết bị lưu khóa bí mật giữa thuê bao, cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp, Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin được thực hiện thông qua phương thức trực tiếp, thông qua tổ chức cơ yếu hoặc thông qua đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính công ích theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở là gì? Có bao gồm thời hạn sử dụng công trình xây dựng không?
- Tiêu chuẩn trình độ học vấn hội viên Hội Nhà báo Việt Nam? Hội viên nghỉ theo chế độ BHXH thì có được nghỉ sinh hoạt Hội không?
- Nghị quyết của Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập được thông qua theo nguyên tắc nào?
- Tổ chức bộ máy của Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước theo Quyết định 1198 gồm những gì?
- Mẫu quyết định giám sát chuyên đề trong tổ chức công đoàn theo Quyết định 684? Tải về mẫu quyết định?