Thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử của cơ sở giáo dục thường xuyên cần phải tuân thủ nguyên tắc nào?
- Cổng thông tin điện tử tại cơ sở giáo dục thường xuyên được hiểu như thế nào?
- Vai trò của cổng thông tin điện tử được quy định ra sao?
- Thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử của cơ sở giáo dục thường xuyên cần phải tuân thủ nguyên tắc nào?
- Cơ quan nào có thẩm quyền thành lập Ban Biên tập cổng thông tin điện tử?
Cổng thông tin điện tử tại cơ sở giáo dục thường xuyên được hiểu như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Thông tư 37/2020/TT-BGDĐT định nghĩa cổng thông tin điện tử tại cơ sở giáo dục thường xuyên như sau:
Cổng thông tin điện tử là điểm truy cập duy nhất của cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục trên môi trường mạng, liên kết, tích hợp các kênh thông tin, các dịch vụ và các ứng dụng mà qua đó người dùng có thể khai thác, sử dụng.
Theo đó, cổng thông tin điện tử tại cơ sở giáo dục thường xuyên được hiểu là điểm truy cập duy nhất của cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục trên môi trường mạng, liên kết, tích hợp các kênh thông tin, các dịch vụ và các ứng dụng mà qua đó người dùng có thể khai thác, sử dụng.
Cổng thông tin điện tử (Hình từ Internet)
Vai trò của cổng thông tin điện tử được quy định ra sao?
Theo Điều 6 Thông tư 37/2020/TT-BGDĐT quy định vai trò của cổng thông tin điện tử như sau:
Vai trò của cổng thông tin điện tử
1. Cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục là cổng tích hợp thông tin giáo dục và tổng hợp thông tin dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ trực tuyến thuộc phạm vi quản lý.
2. Thông tin đăng tải trên cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục là thông tin chính thống, đảm bảo đầy đủ, chính xác, kịp thời trên môi trường mạng.
Theo đó, vai trò của cổng thông tin điện tử được quy định như trên.
Thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử của cơ sở giáo dục thường xuyên cần phải tuân thủ nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 37/2020/TT-BGDĐT quy định nguyên tắc cung cấp thông tin như sau:
Nguyên tắc cung cấp thông tin
1. Thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục phải đúng với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
2. Thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục phải tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn, an ninh mạng, bảo vệ bí mật nhà nước, sở hữu trí tuệ và quản lý thông tin trên Internet.
3. Việc đăng tải, trích dẫn, sử dụng lại thông tin trên cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục phải ghi rõ thông tin về tác giả, nguồn thông tin và tuân theo các quy định hiện hành của nhà nước về việc khai thác thông tin.
Như vậy, thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử của cơ sở giáo dục thường xuyên cần phải tuân thủ nguyên tắc nêu trên.
Cơ quan nào có thẩm quyền thành lập Ban Biên tập cổng thông tin điện tử?
Theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 37/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Quản lý, vận hành, sử dụng cổng thông tin điện tử
1. Thủ trưởng đơn vị thành lập Ban Biên tập cổng thông tin điện tử (hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm); phân công một lãnh đạo đơn vị làm trưởng Ban Biên tập.
2. Thủ trưởng đơn vị ban hành Quy chế quản lý, vận hành, sử dụng cổng thông tin điện tử, trong đó cần quy định tối thiểu các nội dung sau:
a) Nội dung đăng tải trên cổng thông tin điện tử;
b) Quy trình tiếp nhận, xử lý, biên tập, cập nhật và xử lý thông tin đăng tải trên cổng thông tin điện tử;
c) Thời hạn cung cấp, cập nhật thông tin trên cổng thông tin điện tử;
d) Trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân trong việc cung cấp, tổng hợp, thẩm định và duyệt nội dung đăng tải trên cổng thông tin điện tử;
đ) Quy định về trách nhiệm quản lý, vận hành kỹ thuật cổng thông tin điện tử;
e) Chế độ làm việc của các thành viên Ban Biên tập.
3. Thủ trưởng đơn vị phân công một bộ phận trực thuộc, cán bộ làm đầu mối quản lý chịu trách nhiệm phối hợp với đơn vị cung cấp dịch vụ hoặc tự thực hiện, vận hành kỹ thuật đảm bảo hoạt động ổn định và an toàn thông tin cho cổng thông tin điện tử (đăng kí và quản lý tên miền, điều chỉnh giao diện, quản lý máy chủ, phân cấp phân quyền, tạo tài khoản, tạo mật khẩu, triển khai giải pháp an toàn thông tin, hỗ trợ và xử lý kỹ thuật).
Đối chiếu quy định trên, trường hợp bạn thắc mắc Thủ trưởng đơn vị thành lập Ban Biên tập cổng thông tin điện tử (hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?