Thông tin báo cáo về dịch bệnh truyền nhiễm hiện nay được thực hiện theo các hình thức nào? Nội dung thông tin báo cáo gồm các loại báo cáo gì?

Thông tin báo cáo về dịch bệnh truyền nhiễm hiện nay được thực hiện theo các hình thức nào? Nội dung thông tin báo cáo gồm các loại báo cáo gì? Trách nhiệm báo cáo dịch bệnh truyền nhiễm được quy định ra sao? Anh Công Dũng (Bình Thuận) đặt câu hỏi.

Thông tin báo cáo về dịch bệnh truyền nhiễm hiện nay được thực hiện theo các hình thức nào?

Theo Điều 3 Thông tư 54/2015/TT-BYT quy định về các hình thức thông tin báo cáo như sau:

Hình thức thông tin báo cáo
1. Báo cáo trực tuyến: Báo cáo trực tiếp vào hệ thống báo cáo thông qua đường truyền internet, đồng thời lưu hồ sơ bệnh án đối với báo cáo trường hợp bệnh hoặc báo cáo bằng văn bản đối với các loại báo cáo khác tại đơn vị báo cáo.
2. Báo cáo bằng văn bản: Trường hợp không thực hiện được báo cáo trực tuyến, các đơn vị thực hiện báo cáo bằng văn bản gửi theo đường công văn, fax, thư điện tử.
3. Hình thức khác: Trong trường hợp khẩn cấp có thể gọi điện thoại hoặc báo cáo trực tiếp và trong thời hạn 24 giờ phải thực hiện báo cáo trực tuyến hoặc báo cáo bằng văn bản.

Theo đó, có 03 hình thức thông tin báo cáo dịch bệnh truyền nhiễm hiện nay bao gồm:

- Báo cáo trực tuyến

- Báo cáo bằng văn bản

- Hình thức khác.

Thông tin báo cáo về dịch bệnh truyền nhiễm

Thông tin báo cáo về dịch bệnh truyền nhiễm (Hình từ Internet)

Theo nội dung thông tin báo cáo dịch bệnh truyền nhiễm thì có các loại báo cáo gì?

Tại Điều 4 Thông tư 54/2015/TT-BYT quy định về nội dung thông tin báo cáo thì:

Nội dung thông tin báo cáo
1. Số liệu thống kê mắc bệnh truyền nhiễm được xác định theo ngày khởi phát của bệnh nhân.
2. Báo cáo trường hợp bệnh: Danh mục các bệnh truyền nhiễm phải báo cáo trường hợp bệnh theo quy định tại Mục 1, Mục 2 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này (bao gồm các trường hợp có chẩn đoán lâm sàng, các trường hợp có xác định của phòng xét nghiệm, các trường hợp điều trị nội trú, ngoại trú và các trường hợp được phát hiện tại cộng đồng). Nội dung báo cáo trường hợp bệnh thực hiện theo quy định tại Biểu mẫu 1 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Báo cáo tuần: Nội dung báo cáo tuần thực hiện theo quy định tại Biểu mẫu 2 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này. Số liệu báo cáo tuần được tính trong 07 ngày, từ 00h00 ngày thứ Hai đến 24h00 ngày Chủ nhật của tuần báo cáo.
4. Báo cáo tháng: Nội dung báo cáo tháng thực hiện theo quy định tại Biểu mẫu 3 và Biểu mẫu 4 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này. Danh mục bệnh phải báo cáo tháng theo quy định tại Mục 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này. Số liệu báo cáo tháng được tính từ 00h00 ngày đầu tiên đến 24h00 ngày cuối cùng của tháng báo cáo.
5. Báo cáo năm: Nội dung báo cáo năm thực hiện theo quy định tại Biểu mẫu 5 và Biểu mẫu 6 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này. Số liệu báo cáo năm được tính từ 00h00 ngày đầu tiên đến 24h00 ngày cuối cùng của năm báo cáo.
6. Báo cáo ổ dịch (bao gồm báo cáo phát hiện ổ dịch bệnh truyền nhiễm, báo cáo ổ dịch bệnh truyền nhiễm đang hoạt động và báo cáo kết thúc ổ dịch): Nội dung báo cáo ổ dịch thực hiện theo quy định tại Biểu mẫu 7, Biểu mẫu 8, Biểu mẫu 9 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này. Số liệu báo cáo mỗi ngày được tính từ 00h00 đến 24h00 của ngày báo cáo.
7. Báo cáo đột xuất: Nội dung và số liệu báo cáo đột xuất thực hiện theo yêu cầu của cơ quan cấp trên cho từng công việc cụ thể.

Chiếu với quy định trên thì nội dung thông tin báo cáo dịch bệnh truyền nhiễm được thực hiện các báo cáo như sau:

- Báo cáo trường hợp bệnh

- Báo cáo theo tuần

- Báo cáo theo tháng

- Báo cáo theo năm

- Báo cáo đột xuất

- Báo cáo ổ dịch.

Trách nhiệm báo cáo dịch bệnh truyền nhiễm được quy định như thế nào?

Tại Điều 7 Thông tư 54/2015/TT-BYT quy định về trách nhiệm báo cáo dịch bệnh truyền nhiễm như sau:

Trách nhiệm báo cáo dịch bệnh truyền nhiễm
Ngay sau khi tiếp nhận thông tin về bệnh dịch từ người dân hoặc tự phát hiện các trường hợp mắc bệnh dịch hoặc nghi ngờ mắc bệnh dịch truyền nhiễm, các cơ sở y tế phải báo cáo cho cơ quan y tế dự phòng để điều tra, xác minh trong vòng 24 giờ. Trường hợp xác định thông tin đó là chính xác, cơ quan y tế dự phòng phải báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước về y tế nơi xảy ra dịch quy định tại Khoản 2 Điều 47 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm và báo cáo vào hệ thống báo cáo trực tuyến của Bộ Y tế theo các quy định của Thông tư này.

Đồng thời, tại Điều 47 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định về báo cáo dịch bệnh:

Khai báo, báo cáo dịch
1. Khi có dịch, người mắc bệnh dịch hoặc người phát hiện trường hợp mắc bệnh dịch hoặc nghi ngờ mắc bệnh dịch phải khai báo cho cơ quan y tế gần nhất trong thời gian 24 giờ, kể từ khi phát hiện bệnh dịch.
2. Khi phát hiện trường hợp mắc bệnh dịch hoặc nhận được khai báo bệnh dịch, cơ quan y tế phải báo cáo cho Uỷ ban nhân dân nơi xảy ra dịch và cơ sở y tế dự phòng để khẩn trương tổ chức triển khai các biện pháp chống dịch.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể chế độ khai báo, báo cáo dịch.
Bệnh truyền nhiễm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hình thức và loại hình giám sát giám sát bệnh truyền nhiễm
Pháp luật
Bệnh lạ ở Congo là gì? Kiểm soát phòng dịch với bệnh lạ ở Congo tại sân bay? Cách xử trí khi khó thở là gì?
Pháp luật
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm đúng không? Những biến chứng có thể xảy ra khi mắc bệnh sởi, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ mang thai?
Pháp luật
Dịch bệnh ở Congo là bệnh gì? Triệu chứng của dịch bệnh lạ ở Congo như thế nào? Thông tin về dịch bệnh ở Congo?
Pháp luật
Bộ Y tế thông tin về dịch bệnh lạ ở Congo
Pháp luật
Bệnh sởi có nguy hiểm không? Triệu chứng bệnh sởi là gì? Trẻ em có thể tử vong do biến chứng của sởi phải không?
Pháp luật
Người tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm B có phải cách ly y tế không? Cơ quan nào có thẩm quyền áp dụng biện pháp cách ly y tế?
Pháp luật
Bệnh đậu mùa có phải là bệnh truyền nhiễm nhóm A không? Người tiếp xúc với người mắc bệnh đậu mùa có phải cách ly không?
Pháp luật
Động vật mắc bệnh dại có được chữa trị không? Người chữa bệnh cho động vật mắc bệnh dại có bị xử phạt không?
Pháp luật
Bệnh sán lá ruột lớn là gì? Bệnh sán lá ruột lớn có phải là bệnh truyền nhiễm không? Các triệu chứng lâm sàng về bệnh sán lá ruột lớn?
Pháp luật
Người nhiễm bệnh sán lá ruột lớn thì có cần khai báo không? Nếu có mà khai báo thì bị phạt bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh truyền nhiễm
5,397 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh truyền nhiễm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh truyền nhiễm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào