Thông điệp dữ liệu mặc nhiên có giá trị chứng cứ mà không cần phải trải qua quá trình chứng thực, xác minh?
Thông điệp dữ liệu là gì?
Thông điệp dữ liệu được định nghĩa là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử theo khoản 12 Điều 4 Luật Giao dịch điện tử 2005.
Thông điệp dữ liệu mặc nhiên có giá trị chứng cứ mà không cần phải trải qua quá trình chứng thực, xác minh? (Hình ảnh từ Internet)
Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 14 Luật Giao dịch điện tử 2005, giá trị chứng cứ của thông điệp giữ liệu được quy định như sau:
Thông điệp dữ liệu có giá trị làm chứng cứ
1. Thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị dùng làm chứng cứ chỉ vì đó là một thông điệp dữ liệu.
2. Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.
Theo đó, giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định thông qua độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn; cách thức xác định của người khởi tạo và các yêu tố phù hợp khác.
Thông điệp dữ liệu mặc nhiên có giá trị chứng cứ mà không cần phải trải qua quá trình chứng thực, xác minh?
Theo đề xuất tại Điều 12 Dự thảo Luật Giao dịch Điện tử (sửa đổi) Tải có nội dung đề cập về giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu như sau:
Thông điệp có giá trị làm chứng cứ
1. Thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị dùng làm chứng cứ chỉ vì đó là một thông điệp dữ liệu.
2. Thông điệp dữ liệu có thể được dùng làm chứng cứ. Giá trị chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.
3. Thông điệp dữ liệu có mức độ tin cậy cấp 3, cấp 4 mặc nhiên có giá trị chứng cứ mà không cần phải trải qua quá trình chứng thực, xác minh.
Mức độ tin cậy của thông điệp dữ liệu được đề xuất quy định tại Điều 10 Dự thảo Luật Giao dịch Điện tử (sửa đổi) Tải, cụ thể:
Giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu
1. Thông tin trong thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì thông tin đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu. Giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu được xác định dựa trên mức độ tin cậy của thông điệp dữ liệu.
2. Các mức độ tin cậy của thông điệp dữ liệu theo thứ tự từ thấp đến cao, gồm:
a) Cấp 1: Thông điệp dữ liệu không có thông tin về người gửi hoặc tạo và không có khả năng xác minh, chứng thực được tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu;
b) Cấp 2: Thông điệp dữ liệu không có thông tin hoặc có nhưng không được chứng thực về người gửi hoặc tạo và tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu được chứng thực thông qua ít nhất một phương tiện điện tử độc lập như điện thoại, email;
c) Cấp 3: Thông điệp dữ liệu có thông tin được chứng thực về người gửi hoặc tạo và tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu được chứng thực thông qua ít nhất một phương tiện điện tử độc lập như điện thoại, email; Thông điệp dữ liệu có sự bảo đảm từ phía cá nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng, phương tiện điện tử nhằm chứng thực cho việc kiểm soát được tính toàn vẹn của thông tin chứa trong thông điệp dữ liệu trong quá trình từ lúc khởi tạo, gửi và lưu trữ trên hệ thống thì được công nhận có mức độ tin cậy cấp 3;
d) Cấp 4: Thông điệp dữ liệu có thông tin được chứng thực về người gửi hoặc tạo và tính an toàn của thông điệp dữ liệu được chứng thực bằng phương tiện chứng thực điện tử an toàn cung cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ chứng thực được cấp phép hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
Thông điệp dữ liệu được ký bằng chữ ký số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số hợp pháp cấp hoặc được chứng thực và lưu trữ trong hệ thống của một tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực thông điệp dữ liệu hợp pháp thì được công nhận có mức độ tin cậy cấp 4.
Theo quy định trên, chỉ thông điệp dữ liệu có độ tin cậy cấp 3, cấp 4 thì mới được mặc nhiên có giá trị chứng cứ mà không cần phải trải qua quá trình chứng thực, xác minh, bao gồm những thông điệp dữ liệu sau:
- Thông điệp dữ liệu có thông tin được chứng thực về người gửi hoặc tạo và tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu được chứng thực thông qua ít nhất một phương tiện điện tử độc lập như điện thoại, email; Thông điệp dữ liệu có sự bảo đảm từ phía cá nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng, phương tiện điện tử nhằm chứng thực cho việc kiểm soát được tính toàn vẹn của thông tin chứa trong thông điệp dữ liệu trong quá trình từ lúc khởi tạo, gửi và lưu trữ trên hệ thống;
- Và thông điệp dữ liệu có thông tin được chứng thực về người gửi hoặc tạo và tính an toàn của thông điệp dữ liệu được chứng thực bằng phương tiện chứng thực điện tử an toàn cung cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ chứng thực được cấp phép hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
Thông điệp dữ liệu được ký bằng chữ ký số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số hợp pháp cấp hoặc được chứng thực và lưu trữ trong hệ thống của một tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực thông điệp dữ liệu hợp pháp
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chạy xe quá tải phạt bao nhiêu 2025? Thời hạn có hiệu lực của giấy phép lưu hành xe quá tải trọng?
- Mẫu Quyết định thành lập Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ là mẫu nào? Tải mẫu? Đại hội Đảng bộ được xem là hợp lệ khi nào?
- Mẫu quyết định bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần mới nhất? Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần do ai bầu?
- Kịch bản điều hành Đại hội chi bộ có cấp ủy? Tải về Kịch bản điều hành Đại hội chi bộ có cấp ủy?
- Bài viết chào mừng ngày 9 1 kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống học sinh sinh viên? Ngày 9 1 1950 là ngày gì?