Thông báo quyết định của Tòa án trong vụ án hình sự cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm không thuộc thẩm quyền của mình thì Viện kiểm sát cần xử lý như thế nào?
- Thông báo quyết định của Tòa án trong vụ án hình sự cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm không thuộc thẩm quyền của mình thì Viện kiểm sát cần xử lý như thế nào?
- Nếu nhận được thông báo quyết định của Tòa án trong vụ án hình sự cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm thuộc thẩm quyền của mình thì Viện kiểm sát cần làm gì?
- Khi nhận được thông báo quyết định của Tòa án trong vụ án hình sự cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm thì ai phải ghi vào sổ nhận thông báo?
Thông báo quyết định của Tòa án trong vụ án hình sự cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm không thuộc thẩm quyền của mình thì Viện kiểm sát cần xử lý như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 51 Quy chế Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Tiếp nhận, xử lý đơn, thông báo, kiến nghị, đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm
...
3. Trường hợp đơn, thông báo, kiến nghị, đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm không thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát thì xử lý như sau:
a) Chuyển cho cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết và thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã có đơn, thông báo, kiến nghị, đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm biết;
b) Hướng dẫn cơ quan, tổ chức, cá nhân đã có đơn, thông báo, kiến nghị, đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm chuyển cho cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết nếu cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp đến trình bày.
Như vậy, thông báo quyết định của Tòa án trong vụ án hình sự cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm không thuộc thẩm quyền của mình thì Viện kiểm sát cần xử lý như sau:
- Chuyển cho cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết và thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã có đơn, thông báo, kiến nghị, đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm biết;
- Hướng dẫn cơ quan, tổ chức, cá nhân đã có đơn, thông báo, kiến nghị, đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm chuyển cho cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết nếu cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp đến trình bày.
Thông báo quyết định của Tòa án trong vụ án hình sự (Hình từ Internet)
Nếu nhận được thông báo quyết định của Tòa án trong vụ án hình sự cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm thuộc thẩm quyền của mình thì Viện kiểm sát cần làm gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 51 Quy chế Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Tiếp nhận, xử lý đơn, thông báo, kiến nghị, đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm
1. Việc tiếp nhận đơn, thông báo, kiến nghị, đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm được thực hiện theo Điều 375 và Điều 399 Bộ luật Tố tụng hình sự.
2. Trường hợp đơn, thông báo, kiến nghị, đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát thì lãnh đạo Viện kiểm sát phân công Kiểm sát viên nghiên cứu, đề xuất giải quyết. Kiểm sát viên được phân công thực hiện các công việc sau đây:
a) Báo cáo người có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án chuyển hồ sơ vụ án theo Điều 53 Quy chế này;
b) Qua nghiên cứu hồ sơ, nếu thấy có căn cứ kháng nghị thì báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát quyết định việc kháng nghị, nếu thấy không có căn cứ kháng nghị thì báo cáo người có thẩm quyền ra văn bản thông báo trả lời không có căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của Quy chế này;
c) Trường hợp theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì tham mưu cho lãnh đạo Viện kiểm sát có văn bản thông báo tiến độ nghiên cứu, giải quyết đơn, thông báo, kiến nghị, đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.
...
Theo đó, nếu nhận được thông báo quyết định của Tòa án trong vụ án hình sự cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm thuộc thẩm quyền của mình thì lãnh đạo Viện kiểm sát phân công Kiểm sát viên nghiên cứu, đề xuất giải quyết.
Khi nhận được thông báo quyết định của Tòa án trong vụ án hình sự cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm thì ai phải ghi vào sổ nhận thông báo?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 375 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Thủ tục tiếp nhận thông báo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Khi nhận được thông báo bằng văn bản thì Tòa án, Viện kiểm sát phải vào sổ nhận thông báo.
2. Khi người bị kết án, cơ quan, tổ chức, cá nhân trình bày trực tiếp về vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì Tòa án, Viện kiểm sát phải lập biên bản; nếu người thông báo cung cấp chứng cứ, tài liệu, đồ vật thì Tòa án, Viện kiểm sát phải lập biên bản thu giữ. Biên bản được lập theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.
3. Tòa án, Viện kiểm sát đã nhận thông báo, lập biên bản phải gửi ngay thông báo, biên bản kèm theo chứng cứ, tài liệu, đồ vật (nếu có) cho người có thẩm quyền kháng nghị và thông báo bằng văn bản cho người bị kết án, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã kiến nghị, đề nghị biết.
Như vậy, khi nhận được thông báo quyết định của Tòa án trong vụ án hình sự cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm thì Tòa án, Viện kiểm sát phải vào sổ nhận thông báo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quỹ tiền thưởng năm 2024 theo Nghị định 73 được tính 06 tháng để chi trả cho công chức, viên chức?
- Công ty có thể ký kết hợp đồng lao động mà không thỏa thuận về các chế độ bảo hiểm xã hội với người lao động không?
- Ai là người ký hợp đồng lao động với giám đốc công ty cổ phần? Giám đốc công ty cổ phần có quyền quyết định vấn đề nào?
- Cơ sở dữ liệu về hội được kết nối ở đâu? Thông tin trong cơ sở dữ liệu về hội bao gồm những nguồn nào?
- Hóa đơn giá trị gia tăng được sử dụng trong các hoạt động nào? Lập hóa đơn GTGT sai thời điểm bị phạt bao nhiêu tiền?