Thông báo, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến người phạm tội được thực hiện theo chế độ thông tin, báo cáo nào?
- Thông báo, gửi, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến người phạm tội được thực hiện theo chế độ thông tin, báo cáo nào?
- Tổng kết việc thực hiện thông báo, gửi, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến người phạm tội được thực hiện định kỳ bao nhiêu năm một lần?
- Cơ quan nào giúp lãnh đạo tham mưu, kiểm tra, đôn đốc việc thông báo, gửi, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến người phạm tội?
Thông báo, gửi, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến người phạm tội được thực hiện theo chế độ thông tin, báo cáo nào?
Căn cứ theo Điều 15 Thông tư liên tịch 05/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC quy định như sau:
Chế độ thông tin, báo cáo
1. Bộ Công an (trực tiếp là Cục Hồ sơ nghiệp vụ) chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện việc thông báo, gửi, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến người phạm tội của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong toàn quốc; định kỳ 6 tháng, 01 năm có thông báo kết quả thực hiện Thông tư liên tịch này cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao.
2. Công an cấp tỉnh (trực tiếp là Phòng Hồ sơ nghiệp vụ) chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện việc thông báo, gửi, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến người phạm tội của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cấp tỉnh; định kỳ 6 tháng, 01 năm có thông báo kết quả thực hiện Thông tư này cho Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cấp tỉnh và báo cáo về Bộ Công an (qua Cục Hồ sơ nghiệp vụ).
3. Công an cấp huyện chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện việc thông báo, gửi, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến người phạm tội của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cấp huyện; định kỳ hàng tháng, 6 tháng, 01 năm có thông báo kết quả thực hiện Thông tư liên tịch này cho Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cấp huyện và báo cáo về Công an cấp tỉnh (qua Phòng Hồ sơ nghiệp vụ).
4. Mốc thông tin, báo cáo là: báo cáo hàng tháng được tính từ ngày đầu tiên đến ngày cuối cùng của tháng; báo cáo sáu tháng tính từ ngày 01/12 năm trước đến 31/5 của năm sau; báo cáo năm tính từ ngày 01/12 năm trước đến ngày 30/11 của năm sau.
Như vậy thông báo, gửi, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến người phạm tội được thực hiện theo chế độ thông tin, báo cáo như quy định trên.
Tài liệu liên quan đến người phạm tội (Hình từ Internet)
Tổng kết việc thực hiện thông báo, gửi, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến người phạm tội được thực hiện định kỳ bao nhiêu năm một lần?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 16 Thông tư liên tịch 05/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC quy định như sau:
Chế độ sơ, tổng kết
1. Định kỳ 05 năm một lần, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với với Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao họp tổng kết, rút kinh nghiệm việc thực hiện Thông tư liên tịch này.
2. Hàng năm, Công an cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với với Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cùng cấp họp sơ kết, rút kinh nghiệm việc thực hiện Thông tư liên tịch này.
Như vậy tổng kết, rút kinh nghiệm việc thực hiện thông báo, gửi, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến người phạm tội được thực hiện định kỳ 05 năm một lần.
Bộ Công an chủ trì, phối hợp với với Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao họp và thực hiện tổng kết này.
Cơ quan nào giúp lãnh đạo tham mưu, kiểm tra, đôn đốc việc thông báo, gửi, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến người phạm tội?
Căn cứ theo Điều 14 Thông tư liên tịch 05/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC quy định như sau:
Cơ quan đầu mối
1. Tại Trung ương, Cơ quan đầu mối giúp lãnh đạo ba ngành trong phối hợp chỉ đạo thực hiện và tham mưu, kiểm tra, đôn đốc ngành dọc tổ chức thực hiện Thông tư liên tịch này là:
a) Bộ Công an: Cục Hồ sơ nghiệp vụ.
b) Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
c) Tòa án nhân dân tối cao: Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao.
2. Tại cấp tỉnh, Cơ quan đầu mối giúp lãnh đạo ba ngành trong phối hợp chỉ đạo thực hiện và tham mưu, kiểm tra, đôn đốc ngành dọc tổ chức thực hiện Thông tư liên tịch này là:
a) Công an cấp tỉnh: Phòng Hồ sơ nghiệp vụ.
b) Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh: Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
c) Tòa án nhân dân cấp tỉnh: Văn phòng Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
3. Tại cấp huyện, Cơ quan Công an, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cấp huyện phải cử cán bộ chuyên trách là đầu mối phối hợp giữa ba ngành tại cấp huyện để thực hiện Thông tư liên tịch này.
Như vậy các Cơ quan giúp lãnh đạo các cấp trong việc tham mưu, kiểm tra, đôn đốc việc thông báo, gửi, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến người phạm tội là những cơ quan được nhắc đến như quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?