Vùng đồng bằng Sông Hồng có đặc điểm như thế nào? Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của vùng đồng bằng Sông Hồng ra sao?

Tôi muốn hỏi vùng đồng bằng Sông Hồng có đặc điểm như thế nào? - câu hỏi của chị T.A (Đơn Dương)

Ví trí địa lý của vùng đồng bằng Sông Hồng như thế nào?

Đồng bằng Sông Hồng trải rộng từ vĩ độ 21°34´B (huyện Lập Thạch) tới vùng bãi bồi khoảng 19°5´B (huyện Kim Sơn), từ 105°17´Đ (huyện Ba Vì) đến 107°7´Đ (trên đảo Cát Bà).

Vùng đồng bằng Sông Hồng có vị trí địa lý như sau:

- Phía Bắc và phía Tây giáp Trung trung du miền núi Bắc Bộ

- Phía Đông giáp với vịnh Bắc Bộ

- Phía Nam giáp với Bắc Trung Bộ

- Nằm ở trung tâm Bắc Bộ, trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Vùng đồng bằng Sông Hồng có đặc điểm như thế nào? Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của vùng đồng bằng Sông Hồng ra sao?

Vùng đồng bằng Sông Hồng có đặc điểm như thế nào? Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của vùng đồng bằng Sông Hồng ra sao? (Hình từ Internet)

Điều kiện tự nhiên của vùng đồng bằng Sông Hồng ra sao?

Điều kiện tự nhiên của vùng đồng bằng Sông Hồng như sau:

Địa hình:

- Địa hình tương đối bằng phẳng với hệ thống sông ngòi dày đặc đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hệ thống giao thông thuỷ bộ và cơ sở hạ tầng của vùng.

- Hệ thống sông ngòi tương đối phát triển. Tuy nhiên về mùa mưa lưu lượng dòng chảy quá lớn có thể gây ra lũ lụt, nhất là ở các vùng cửa sông khi nước lũ và triều lên gặp nhau gây ra hiện tượng dồn ứ nước trên sông. Về mùa khô (tháng 10 đến tháng 4 năm sau), dòng nước trên sông chỉ còn 20-30% lượng nước cả năm gây ra hiện tượng thiếu nước. Bởi vậy, để ổn định việc phát triển sản xuất, đặc biệt trong nông nghiệp thì phải xây dựng hệ thống thuỷ nông đảm bảo chủ động tưới tiêu và phải xây dựng hệ thống đê điều chống lũ và ngăn mặn.

- Vùng đồng bằng Sông Hồng là nơi có địa hình thấp, chủ yếu là đồng bằng, khá là bằng phẳng nên thuận lợi cho phát triển tất cả các ngành kinh tế và dân cư sống tập trung.

=> Ảnh hưởng:

- Thuận lợi cho việc thâm canh lúa nước.

- Có thể trồng các loại cây ưa lạnh có giá trị vào vụ đông.

- Thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển.

- Vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai.

- Thiếu nguyên liệu tại chỗ cho sản xuất công nghiệp.

Đặc điểm về dân cư - xã hội

Vùng đồng bằng Sông Hồng là vùng có đông dân nhất cả nước và mật độ dân số cũng cao nhất cả nước. Với đặc điểm về dân cư lao động này đã tạo cho vùng một nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn

>> Ảnh hưởng:

- Nguồn lao động dồi dào với chuyên môn cao.

- Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất cả nước.

- Bình quân đất nông nghiệp thấp nhất nước.

- Dân số đông trong khi chuyển dịch kinh tế chậm gây nhiều sức ép về môi trường, y tế, văn hóa, giáo dục….

Cơ sở hạ tầng của vùng đồng bằng Sông Hồng

- Vùng đồng bằng Sông Hồng có kết cấu cơ sở hạ tầng như giao thông, điện, nước... có sự phát triển mạnh.

- Hệ thống đường cao tốc của vùng với nhiều tuyến đường như: đường cao tốc Bắc - Nam, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai và tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng (đang trong quá trình xây dựng).

Tại Nghị quyết 30-NQ/TW năm 2022 cũng có nêu rõ về quan điểm đối với vùng đồng bằng Sông Hồng như sau:

- Vùng đồng bằng Sông Hồng là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước; nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, lịch sử đặc sắc của dân tộc. Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế vượt trội để phát triển nhanh, bền vững vùng đồng bằng Sông Hồng thực sự là vùng động lực phát triển hàng đầu, có vai trò định hướng, dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của đất nước.

Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030 như thế nào?

Tại Mục 2 Nghị quyết 30-NQ/TW năm 2022 có nêu rõ về mục tiêu phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030 như sau:

Mục tiêu đến năm 2030

Đồng bằng Sông Hồng là vùng phát triển nhanh, bền vững, có cơ cấu kinh tế hợp lý, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc; tập trung phát triển công nghiệp, dịch vụ hiện đại và nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, xanh, tuần hoàn có giá trị kinh tế cao; trở thành trung tâm giáo dục, đào tạo nhân lực chất lượng cao của cả nước; đi đầu về phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, xã hội số; có hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, đô thị thông minh, có tính kết nối cao.

Tình trạng ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông và ngập úng cơ bản được giải quyết. Tổ chức đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được tăng cường; quốc phòng, an ninh được giữ vững; quan hệ đối ngoại mở rộng, hội nhập quốc tế hiệu quả.

Đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được nâng cao, dẫn đầu cả nước. Xây dựng Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng và cả nước, phấn đấu ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực.

Một số chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030

- Giai đoạn 2021 - 2030, tăng trưởng GRDP đạt bình quân khoảng 9%/năm. Đến năm 2030, GRDP vùng tăng khoảng 3 lần so với năm 2020 (giá hiện hành), trong đó nông, lâm và thủy sản chiếm khoảng 3,5%; công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 47%; dịch vụ chiếm khoảng 41%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp chiếm khoảng 8,5%. GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 274 triệu đồng/người/năm. Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân đạt trên 7%.

Đóng góp bình quân của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng giai đoạn 2021 - 2030 đạt 55%. Kinh tế số đạt khoảng 35% GRDP. Tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 55%; có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có ít nhất 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

- Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia: Mầm non đạt 76%, tiểu học đạt 95%, trung học cơ sở đạt 90%, trung học phổ thông đạt 68%. Tỉ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt khoảng 48 - 52%, tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức dưới 3%. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm khoảng 1,5%/năm. Đạt 32 giường bệnh và 11 bác sĩ/vạn dân. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 95% dân số.

- Tỉ lệ hộ gia đình được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn ở thành thị đạt 100%, ở nông thôn đạt 85%; 100% khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường; tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 95%; tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom, xử lý theo quy định đạt 98%. Giảm 9% lượng phát thải khí nhà kính.

Đồng bằng Sông Hồng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Vùng đồng bằng Sông Hồng có đặc điểm như thế nào? Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của vùng đồng bằng Sông Hồng ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đồng bằng Sông Hồng
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
30,882 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đồng bằng Sông Hồng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: