Vụ án hành chính như thế nào được xem là vụ án phức tạp? Vụ án hành chính có tính chất phức tạp thì thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm bao gồm những ai?

Vụ án hành chính như thế nào được xem là vụ án phức tạp? Vụ án hành chính có tính chất phức tạp thì thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm bao gồm những ai? - Câu hỏi của anh Hào tại Đồng Tháp.

Vụ án hành chính như thế nào được xem là vụ án phức tạp?

Căn cứ khoản 12 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính 2015 có quy định như sau:

Vụ án phức tạp là vụ án có liên quan đến quyền và lợi ích của nhiều người; có tài liệu, chứng cứ mâu thuẫn với nhau cần có thời gian kiểm tra, xác minh, đánh giá hoặc tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn; có đương sự là người nước ngoài đang ở nước ngoài hoặc người Việt Nam đang cư trú, học tập, làm việc ở nước ngoài.

Theo đó, vụ án hành chính được xem là vụ án phức tạp nếu liên quan đến quyền và lợi ích của nhiều người; có tài liệu, chứng cứ mâu thuẫn với nhau cần có thời gian kiểm tra, xác minh, đánh giá hoặc tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn; Hoặc có đương sự là người nước ngoài đang ở nước ngoài hoặc người Việt Nam đang cư trú, học tập, làm việc ở nước ngoài.

Vụ án hành chính như thế nào được xem là vụ án phức tạp? Vụ án hành chính có tính chất phức tạp thì thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm bao gồm những ai?

Vụ án hành chính như thế nào được xem là vụ án phức tạp? Vụ án hành chính có tính chất phức tạp thì thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm bao gồm những ai? (Hình từ Internet)

Vụ án hành chính có tính chất phức tạp thì thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm bao gồm những ai?

Căn cứ Điều 154 Luật Tố tụng hành chính 2015 có quy định như sau:

Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm
Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một Thẩm phán và 02 Hội thẩm nhân dân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 249 của Luật này. Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm 02 Thẩm phán và 03 Hội thẩm nhân dân trong trường hợp sau đây:
1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan đến nhiều đối tượng.
2. Vụ án phức tạp.

Theo đó, Hội đồng xét xử sơ thẩm thông thường gồm một Thẩm phán và 02 Hội thẩm nhân dân. Tuy nhiên đối với vụ án phức tạp thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm 02 Thẩm phán và 03 Hội thẩm nhân dân.

Thời hạn chuẩn bị xét xử đối với vụ án phức tạp trong tố tụng hành chính là bao lâu?

Căn cứ Điều 130 Luật Tố tụng hành chính 2015 có quy định như sau:

Thời hạn chuẩn bị xét xử

Thời hạn chuẩn bị xét xử các vụ án, trừ vụ án xét xử theo thủ tục rút gọn, vụ án có yếu tố nước ngoài và vụ án khiếu kiện về danh sách cử tri được quy định như sau:
1. 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 116 của Luật này.
2. 02 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 116 của Luật này.
3. Đối với vụ án phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử một lần, nhưng không quá 02 tháng đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này và không quá 01 tháng đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Theo đó, thời hạn chuẩn bị xét xử các vụ án (trừ vụ án xét xử theo thủ tục rút gọn, vụ án có yếu tố nước ngoài và vụ án khiếu kiện về danh sách cử tri) được quy định như sau:

- 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án đối với trường hợp người khởi kiện tiến hành khởi kiện trong vòng 01 năm kể từ khi nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc.

- 02 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án đối với trường hợp người khởi kiện tiến hành khởi kiện trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh

Trường hợp đối với vụ án phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử một lần, nhưng không quá 02 tháng đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 130 Luật Tố tụng hành chính 2015 và không quá 01 tháng đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 130 Luật Tố tụng hành chính 2015

Vụ án phức tạp thì sẽ có Thẩm phán dự khuyết có đúng không?

Căn cứ Điều 127 Luật Tố tụng hành chính 2015 có quy định như sau:

Phân công Thẩm phán giải quyết vụ án
1. Trên cơ sở báo cáo thụ lý vụ án của Thẩm phán được phân công thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án bảo đảm đúng nguyên tắc vô tư, khách quan, ngẫu nhiên.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án.
Đối với vụ án phức tạp, việc giải quyết có thể phải kéo dài thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán dự khuyết để bảo đảm xét xử theo đúng thời hạn quy định của Luật này.
3. Trong quá trình giải quyết vụ án, nếu Thẩm phán được phân công không thể tiếp tục tiến hành được nhiệm vụ thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán khác tiếp tục nhiệm vụ; trường hợp đang xét xử mà không có Thẩm phán dự khuyết thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu và thông báo cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp.

Theo đó, đối với vụ án phức tạp mà xét thấy việc giải quyết có thể kéo dài thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán dự khuyết để bảo đảm xét xử.

Vụ án hành chính
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người có quyền nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành chính đang giữ tài liệu liên quan đến vụ án khi được Tòa án yêu cầu thì phải giao nộp trong thời hạn bao lâu?
Pháp luật
Trong thời gian bao lâu thì đơn khởi kiện hành chính được Thẩm phán xem xét yêu cầu bổ sung nếu phát hiện thiếu sót?
Pháp luật
Các vụ án hành chính do nhiều người khởi kiện đã được thụ lý thì có thể nhập lại xét xử thành một vụ trong trường hợp nào?
Pháp luật
Người có khó khăn trong nhận thức có quyền khởi kiện quyết định hành chính trái pháp luật do Ủy ban nhân dân xã ban hành không?
Pháp luật
Việc trình bày của đương sự, kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm vụ án hành chính được thực hiện thế nào?
Pháp luật
Có đình chỉ giải quyết vụ án hành chính khi người khởi kiện được triệu tập hợp lệ lần thứ hai để lấy lời khai nhưng vẫn vắng mặt không?
Pháp luật
Đối với vụ án hành chính, người bị kiện là UBND huyện thì Chánh án có phân công Thẩm phán dự khuyết không?
Pháp luật
Trình tự thủ tục khởi kiện vụ án hành chính đối với phó chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện được pháp luật quy định như thế nào?
Pháp luật
Xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án hành chính đã có bản án, quyết định của Tòa án từ ngày 01/7/2016 theo quy định nào?
Pháp luật
Giám đốc Sở là người bị kiện trong vụ án hành chính thì có thể ủy quyền cho Chánh Văn phòng tham gia tố tụng được không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vụ án hành chính
2,225 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vụ án hành chính
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào