Trường hợp người nộp thuế kê khai thuế không đầy đủ thì có bị cơ quan thuế ấn định thuế phải nộp không?
Kê khai thuế thực hiện theo nguyên tắc như thế nào?
Theo quy định tại Điều 42 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về việc kê khai thuế như sau:
Nguyên tắc khai thuế, tính thuế
1. Người nộp thuế phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định và nộp đủ các chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế với cơ quan quản lý thuế.
2. Người nộp thuế tự tính số tiền thuế phải nộp, trừ trường hợp việc tính thuế do cơ quan quản lý thuế thực hiện theo quy định của Chính phủ.
3. Người nộp thuế thực hiện khai thuế, tính thuế tại cơ quan thuế địa phương có thẩm quyền nơi có trụ sở. Trường hợp người nộp thuế hạch toán tập trung tại trụ sở chính, có đơn vị phụ thuộc tại đơn vị hành chính cấp tỉnh khác nơi có trụ sở chính thì người nộp thuế khai thuế tại trụ sở chính và tính thuế, phân bổ nghĩa vụ thuế phải nộp theo từng địa phương nơi được hưởng nguồn thu ngân sách nhà nước. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết khoản này.
Theo đó, việc kê khai thuế phải thực hiện chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế theo quy định pháp luật về thuế và nộp đầy đủ các chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế với cơ quan quản lý thuế.
Trường hợp người nộp thuế kê khai thuế không đầy đủ thì có bị cơ quan thuế ấn định thuế phải nộp không? (Hình từ Internet)
Trường hợp người nộp thuế kê khai thuế không đầy đủ thì có bị cơ quan thuế ấn định thuế phải nộp không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật Quản lý thuế 2019 như sau:
Khai bổ sung hồ sơ khai thuế
1. Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai, sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót nhưng trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra.
Theo đó trong trường hợp người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế nộp cho cơ quan thuế có sai, sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế theo quy định.
Tuy nhiên, tại Điều 14 Nghị định 126/2020/NĐ-CP khi người nộp thuế không khai thuế, kê khai thuế không đầy đủ, vi phạm nguyên tắc kê khai thuế thì bị cơ quan thuế ấn định số tiền thuế phải nộp.
Trường hợp ấn định thuế
Người nộp thuế bị cơ quan thuế ấn định số tiền thuế phải nộp trong các trường hợp sau:
1. Không đăng ký thuế theo quy định tại Điều 33 Luật Quản lý thuế.
2. Không khai thuế hoặc kê khai thuế không đầy đủ, trung thực, chính xác theo quy định tại Điều 42 Luật Quản lý thuế.
3. Không nộp bổ sung hồ sơ thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế hoặc đã bổ sung hồ sơ thuế nhưng không đầy đủ, trung thực, chính xác các căn cứ tính thuế để xác định số thuế phải nộp.
4. Không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế.
Thẩm quyền và thủ tục ấn định thuế do cơ quan nào quyết định?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 126/2020/NĐ-CP thì thẩm quyền ấn định thuế thuộc về Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế; Cục trưởng Cục Thuế; Chi cục trưởng Chi cục Thuế.
Đồng thời tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định về thủ tục ấn định thuế như sau:
Thẩm quyền, thủ tục, quyết định ấn định thuế
...
2. Thủ tục ấn định thuế
a) Khi ấn định thuế, cơ quan thuế thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế về việc ấn định thuế và ban hành quyết định ấn định thuế. Quyết định ấn định thuế phải nêu rõ lý do ấn định thuế, căn cứ ấn định thuế, số tiền thuế ấn định, thời hạn nộp tiền thuế.
b) Trường hợp cơ quan thuế thực hiện ấn định thuế qua kiểm tra thuế, thanh tra thuế thì lý do ấn định thuế, căn cứ ấn định thuế, số tiền thuế ấn định, thời hạn nộp tiền thuế phải được ghi trong biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế, quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế.
c) Trường hợp người nộp thuế bị ấn định thuế theo quy định thì cơ quan thuế xử phạt vi phạm hành chính và tính tiền chậm nộp tiền thuế theo quy định của pháp luật.
3. Quyết định ấn định thuế
a) Khi ấn định thuế cơ quan thuế phải ban hành quyết định ấn định thuế theo Mẫu số 01/AĐT tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này, đồng thời gửi cho người nộp thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi ký quyết định ấn định thuế;
Trường hợp người nộp thuế thuộc diện nộp thuế theo thông báo của cơ quan thuế thì cơ quan thuế không phải ban hành quyết định ấn định thuế theo quy định tại khoản này.
b) Người nộp thuế phải nộp số tiền thuế ấn định theo quyết định xử lý về thuế của cơ quan quản lý thuế. Trường hợp người nộp thuế không đồng ý với số thuế do cơ quan thuế ấn định thì người nộp thuế vẫn phải nộp số thuế đó, đồng thời có quyền yêu cầu cơ quan thuế giải thích hoặc khiếu nại, khởi kiện về việc ấn định thuế.
Theo đó, khi phải ấn định thuế, cơ quan thuế thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế về việc ấn định thuế và ban hành quyết định ấn định thuế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?