Trình tự thủ tục để được cấp Giấy phép xây dựng ở tỉnh Hà Giang như thế nào? Để được cấp Giấy phép xây dựng thì tốn phí bao nhiêu?
Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng đối với công trình và nhà ở đô thị ở tỉnh Hà Giang bao gồm những gì?
Theo quy định tại Phần I Quyết định 3376/2006/QĐ-UBND của tỉnh Hà Giang thì hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng đối với công trình và nhà ở đô thị ở tỉnh Hà Giang được hướng dẫn như sau:
Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng đối với công trình và nhà ỏ đô thị:
(1) Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng, theo quy định theo điều 18 Nghị định 16/CP; khoản 10 điểu 1, Nghị định 112/CP và mục II phần II; Thông tư số 02/0007/TT-BXD ngày 14/02/2007 của Bộ Xây dựng gồm:
- Đơn xin cấp giấy phép xây dựng;
- Bản sao có chứng thực hoặc công chứng giấy tờ về QSDĐ theo quy định;
- Hồ sơ thiết kế công trình;
- Hoá đơn nộp thuế GTGT (liên đỏ) thuế nhân công xây dựng, hoá đơn thu phí xây dựng đối với nhà ở hộ gia đình;
- Kết quả thẩm định thiết kế cơ sở đối với công trình thuộc dự án; Kết quả thẩm định kiến trúc đối với nhà ở hộ gia đình xây dựng công trình, có số tầng vượt quá 3 tầng và nằm ở các trục đường chính nội thị; ở ngã ba, ngã tư, ngã năm các trục đường nhánh nội thị.
Lưu ý: Hồ sơ được lập thành 03 bộ: Chủ hộ giữ 01 bộ, cơ quan cấp giấy phép quản lý 02 bộ (01 bộ để lưu + 01 bộ gửi UNBD phường, xã để kiểm tra).
(2) Đơn xin cấp giấy phép xây dựng: ( theo biểu mẫu số 01, 02, 03 quy định niêm yết tại “Bộ phận giao dịch hành chính một cửa” thuộc Văn phòng HĐND-UBND Thị xã, có thể mua hoặc tự làm theo đúng mẫu và điền đầy đủ mọi thông tin.
(3) Giấy tờ đất đai: Nộp bản sao một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai có công chứng. Đối với trường hợp thế chấp phải có xác nhận của Ngân hàng hoặc Phòng Tài nguyên& Môi trường Thị xã.
(4) Bản vẽ thiết kế:
(a) Sơ đồ mặt bằng hiện trạng khu đất đang sử dụng: Phải được thể hiện rõ chiều dài, chiều rộng của khu đất xin giấy phép xây dựng. (Biểu mẫu số 04)
- Đối với các mặt giáp đường giao thông: Phải thể hiện rõ tên đường, hướng đi,
và điền khoảng cách từ mảnh đất được sử dụng đến tim đường.
- Đối với các mặt còn lại phải thể hiện rõ chi tiết ranh giới tiếp giáp đến các hộ liền kề.
(b) Sơ đồ mặt bằng xây dựng công trình: (Biểu mẫu số 05)
- Sơ đồ mặt bằng hiện trạng khu đất và thể hiện thêm các kích thước và diện tích chiếm đất của ngôi nhà đối với trường hợp không xây dựng hết đất được cấp. Thể hiện rõ khoảng cách tới các công trình xung quanh ( đường, rãnh ) và điểm đấu nối của hộ thống cấp nước, thoát nước từ công trình ra hệ thống đường cấp nước, thoát nước chung.
(c) Bản vẽ thiết kế nhà ở gồm:
- Bản vẽ mặt bằng móng, mặt cắt móng điển hình (Kết cấu móng, kích thước) theo biểu mẫu số 06.
- Bản vẽ mặt bằng các tầng (ghi rõ kích thước) theo biểu mẫu số 07.
- Bản vẽ mặt cắt dọc nhà (ghi rõ kích thước, cos cao độ nền, sàn, mái, khoảng đua của sàn, mái) theo biểu mẫu số 08.
- Bản vẽ mặt đứng chính của công trình ( đối với những công trình có mặt đứng quay ra sông Lô, sông Miện phải có cả mặt đứng quay ra sông) theo biểu mẫu số 09.
- Bản vẽ thiết kế ở phải ghi rõ tên, địa chỉ, giấy phép hành nghề người thiết kế.
Lưu ý: Đối với trường hợp gia đình tự thiết kế phải đảm bảo được các yêu cầu về độ an toàn và tiêu chuẩn kỹ thuật chung của bản vẽ thiết kế.
- Đối với bản vẽ thiết kế nhà ở riêng lẻ có quy mô xây dụng > 03 tầng phải được cơ quan chuyên môn thiết kế và thẩm định đảm bảo yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật và độ an toàn trong xây đựng.
- Đối với công trình cải tạo, sửa chữa phải có ảnh chụp cỡ (9x12) hiện trạng mặt đứng chính công trình.
Trình tự thủ tục để được cấp Giấy phép xây dựng ở tỉnh Hà Giang như thế nào? Để được cấp Giấy phép xây dựng thì tốn phí bao nhiêu?
Trình tự thủ tục để được cấp Giấy phép xây dựng ở tỉnh Hà Giang như thế nào?
Trình tự thủ tục để được cấp Giấy phép xây dựng ở tỉnh Hà Giang được thực hiện theo 6 bước ở Mục I Phần II Quyết định 3376/2006/QĐ-UBND của tỉnh Hà Giang như sau:
Bước 1: Chủ đầu tư, chủ hộ xây dụng đến liên hệ tại “Bộ phận giao dịch hành chính một cửa” đề nghị được hưóng dẫn, mua hồ sơ xin phép xây dựng nếu cẩn.
Bước 2: Điền các nội dung theo đơn, thiết kế công trình theo biểu mẫu, công chứng hoặc chúng thực các hồ sơ giấy tờ về đất, kết quả thẩm định kèm theo hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng.
Bước 3: Đến cơ quan thuế phường, xã nộp thuế nhân công xây dựng (đối với nhà ở tư nhân).
Bước 4: Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng tại “Bộ phận giao dịch hành chính một cửa”, nộp phí xây dựng và nhận giấy hẹn trả kết quả.
Bước 5: Đến nhận giấy phép xây dựng tại “Bộ phận giao dịch hành chính một cửa”
Bước 6: Việc định vị xây dựng công trình do tổ chức, đơn vị, hộ gia đình tự định vị (với các khu vực đã có quy hoạch đã được công bố), hoặc thuê các đơn vị tư vấn có đủ các điều kiện hành nghề tư vấn đến định vị xây dụng công trình.
Để được cấp Giấy phép xây dựng ở tỉnh Hà Giang thì tốn phí bao nhiêu?
Theo khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 78/2017/NQ-HĐND quy định về Lệ phí cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Hà Giang thì lệ phí để được cấp Giấy phép xây dựng ở tỉnh Hà Giang được quy định như sau:
- Cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ của nhân dân (thuộc đối tượng phải có giấy phép): 75.000 đồng/1 giấy phép;
- Cấp phép xây dựng các công trình khác: 150.000 đồng/1 giấy phép;
- Gia hạn giấy phép xây dựng: 15.000 đồng/1 giấy phép.
Tải về Quyết định 3376/2006/QĐ-UBND của tỉnh Hà Giang tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?