Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với thiết bị X quang đo mật độ xương dùng trong y tế như thế nào?

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với thiết bị X quang đo mật độ xương dùng trong y tế như thế nào? Câu hỏi của bạn An ở Huế.

Cơ sở sử dụng thiết bị X quang đo mật độ xương có trách nhiệm gì?

Căn cứ tại khoản 4.1 Điều 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 24:2023/BKHCN quy định như sau:

TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
4.1. Trách nhiệm của cơ sở sử dụng thiết bị X-quang
4.1.1. Bảo đảm thiết bị đáp ứng các yêu cầu nêu tại Bảng 1 của Quy chuẩn kỹ thuật này và thực hiện các quy định quản lý tại Mục 3.1 của Quy chuẩn kỹ thuật này.
4.1.2. Phải trang bị tối thiểu 01 phantom đi kèm với thiết bị X-quang để đánh giá độ chính xác của BMD đối với thiết bị X-quang có ngày sản xuất sau ngày 01 tháng 01 năm 2017.
4.1.3. Lưu giữ bản gốc Biên bản kiểm định, Báo cáo đánh giá kiểm định và Giấy chứng nhận kiểm định.
...

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì Cơ sở sử dụng thiết bị X quang đo mật độ xương có các trách nhiệm như sau:

- Bảo đảm thiết bị đáp ứng các yêu cầu nêu tại Bảng 1 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 24:2023/BKHCN và thực hiện các quy định quản lý tại Mục 3.1 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 24:2023/BKHCN.

- Phải trang bị tối thiểu 01 phantom đi kèm với thiết bị X quang để đánh giá độ chính xác của BMD đối với thiết bị X quang có ngày sản xuất sau ngày 01 tháng 01 năm 2017.

- Lưu giữ bản gốc Biên bản kiểm định, Báo cáo đánh giá kiểm định và Giấy chứng nhận kiểm định.

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với thiết bị X quang đo mật độ xương dùng trong y tế như thế nào? (Hình từ internet)

Tổ chức, cá nhân thực hiện kiểm định thiết bị X quang đo mật độ xương có trách nhiệm như thế nào?

Căn cứ tại khoản 4.2 Điều 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 24:2023/BKHCN quy định như sau:

TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
...
4.2. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện kiểm định
4.2.1. Bảo đảm năng lực và yêu cầu quản lý được quy định tại Mục 3.2 của Quy chuẩn kỹ thuật này.
4.2.2. Xây dựng quy trình kiểm định phù hợp với thiết bị đo, dụng cụ kiểm tra được sử dụng để kiểm định; thực hiện việc kiểm định theo đúng quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật này; chịu trách nhiệm về kết quả kiểm định và lưu giữ bản gốc Biên bản kiểm định, Báo cáo đánh giá kiểm định và Giấy chứng nhận kiểm định.
4.2.3. Trường hợp thiết bị X-quang được kiểm định đạt toàn bộ yêu cầu nêu tại Bảng 1 của Quy chuẩn kỹ thuật này, tổ chức thực hiện kiểm định phải cấp cho cơ sở bản gốc Giấy chứng nhận kiểm định, Báo cáo đánh giá kiểm định và dán Tem kiểm định cho thiết bị X-quang trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày thông qua Biên bản kiểm định.
4.2.4. Trường hợp thiết bị X-quang được kiểm định không đạt một trong các yêu cầu nêu tại Bảng 1 của Quy chuẩn kỹ thuật này thì trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày thông qua Biên bản kiểm định, tổ chức thực hiện kiểm định phải cấp cho cơ sở bản gốc Báo cáo đánh giá kiểm định và đồng thời thông báo bằng văn bản tới Cơ quan tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ trên địa bàn nơi cấp phép sử dụng thiết bị X-quang, kèm theo bản sao Biên bản kiểm định và Báo cáo đánh giá kiểm định.

Theo đó, tổ chức, cá nhân thực hiện kiểm định thiết bị X quang đo mật độ xương có các trách nhiệm sau:

- Bảo đảm năng lực và yêu cầu quản lý được quy định tại Mục 3.2 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 24:2023/BKHCN.

- Xây dựng quy trình kiểm định phù hợp với thiết bị đo, dụng cụ kiểm tra được sử dụng để kiểm định; thực hiện việc kiểm định theo đúng quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 24:2023/BKHCN.

Chịu trách nhiệm về kết quả kiểm định và lưu giữ bản gốc Biên bản kiểm định, Báo cáo đánh giá kiểm định và Giấy chứng nhận kiểm định.

- Trường hợp thiết bị X quang được kiểm định đạt toàn bộ yêu cầu nêu tại Bảng 1 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 24:2023/BKHCN, tổ chức thực hiện kiểm định phải cấp cho cơ sở bản gốc Giấy chứng nhận kiểm định, Báo cáo đánh giá kiểm định và dán Tem kiểm định cho thiết bị X quang trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày thông qua Biên bản kiểm định.

- Trường hợp thiết bị X quang được kiểm định không đạt một trong các yêu cầu nêu tại Bảng 1 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 24:2023/BKHCN:

Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày thông qua Biên bản kiểm định, tổ chức thực hiện kiểm định phải cấp cho cơ sở bản gốc Báo cáo đánh giá kiểm định và đồng thời thông báo bằng văn bản tới Cơ quan tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ trên địa bàn nơi cấp phép sử dụng thiết bị X quang, kèm theo bản sao Biên bản kiểm định và Báo cáo đánh giá kiểm định.

Tổ chức thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thiết bị X quang đo mật độ xương trong y tế là tổ chức nào?

Căn cứ tại Điều 5 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 24:2023/BKHCN quy định như sau:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN
5.1. Cục An toàn bức xạ và hạt nhân có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra và phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tổ chức việc thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật này.
5.2. Căn cứ yêu cầu quản lý, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân có trách nhiệm báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn kỹ thuật này phù hợp với thực tiễn.

Theo đó, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra và phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tổ chức việc thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 24:2023/BKHCN.

Căn cứ yêu cầu quản lý, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân có trách nhiệm báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 24:2023/BKHCN phù hợp với thực tiễn.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 24:2023/BKHCN có hiệu lực từ ngày 15/7/2023.

Thiết bị X quang
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
QCVN 15:2018/BKHCN về thiết bị X quang di động dùng trong y tế? Yêu cầu chấp nhận đối với các đặc trưng làm việc ra sao?
Pháp luật
Thủ tục khai báo thiết bị X quang chẩn đoán trong y tế mới nhất năm 2023 được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
QCVN 24:2023/BKHCN quy định thiết bị X-quang để đo mật độ xương phải đáp ứng các tiêu chuẩn nào để được sử dụng trong y tế?
Pháp luật
Thiết bị X quang chụp răng phải đảm bảo các yêu cầu an toàn nào theo quy định của pháp luật hiện hành?
Pháp luật
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mới nhất đối với thiết bị X quang đo mật độ xương dùng trong y tế như thế nào?
Pháp luật
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với thiết bị X quang đo mật độ xương dùng trong y tế như thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép Sử dụng thiết bị X quang chẩn đoán trong y tế gồm những giấy tờ gì
Pháp luật
Khoảng cách giữa người vận hành thiết bị X quang di động và bóng phát của thiết bị này tối thiểu là bao nhiêu mét?
Pháp luật
Ai có quyền cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ sử dụng thiết bị X quang chẩn đoán trong y tế?
Pháp luật
Cơ sở y tế trang bị thiết bị X quang chụp vú có phải trang bị hệ kiểm tra kích thước chùm tia bằng nguồn sáng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thiết bị X quang
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
615 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thiết bị X quang
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: