Tổng cục Hải quan chỉ ra tồn tại của hệ thống CNTT qua quá trình thực hiện Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 định hướng 2030?

Tôi có đọc tin tức và được biết Tổng cục Hải quan có thực hiện tổng kết đánh giá quá trình thực hiện Chương trình Chuyển đổi số quốc giá đến năm 2025 định hướng 2030. Tôi muốn biết rõ hơn về các nội dung đánh giá tổng kết và những điểm tồn tại này như thế nào? Xin cảm ơn!

Tổng cục Hải quan tổng kết những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 định hướng 2030

Đến thời điểm hiện nay, đối chiếu với mục tiêu của Chính phủ về chuyển đổi số đến năm 2025 nêu tại Quyết định 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Tổng cục Hải quan tổng kết những kết quả đã đạt được cụ thể tại Quyết định 707/QĐ-TCHQ ngày 04 tháng 5 năm 2022 như sau:

- Về cung cấp dịch vụ công trực tuyến (mục tiêu của Chính phủ đến năm 2025 là 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động): Đến nay, Tổng cục Hải quan đã hoàn thành triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đạt 88%, các dịch vụ công trực tuyến được cung cấp qua mạng internet trên thiết bị máy tính cá nhân, trong đó thủ tục hải quan hoàn toàn thực hiện bằng phương thức tự động ở mức độ rất cao, hơn 99,65% doanh nghiệp tham gia; thực hiện thủ tục hải quan bằng phương thức điện tử tại 100% các đơn vị Hải quan trên toàn quốc, thu ngân sách | bằng phương thức điện tử đạt 98,4% tổng số thu ngân sách của Tổng cục Hải quan; triển khai Hệ thống quản lý hải quan tự động thông qua việc kết nối, trao đổi thông tin với doanh nghiệp kinh doanh cảng, sân bay, kho bãi, địa điểm chịu sự giám sát hải quan,...

- Về xử lý hồ sơ công việc (mục tiêu của Chính phủ đến năm 2025 là 90% hồ sơ công việc tại cấp bộ, tỉnh....được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước): Đến nay, các văn bản đi, đến của Tổng cục Hải quan đã được phân luồng điện tử.

- Về chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê (Mục tiêu của Chính phủ đến năm 2025 là 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu sổ trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ): Đến nay, các báo cáo thống kê hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã được qua hệ thống CNTT kết nối giữa Tổng cục Hải quan với Bộ Tài chính và hệ thống điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

- Về cơ sở dữ liệu quốc gia (Mục tiêu của Chính phủ đến năm 2025 là: 100% cơ sở dữ liệu quốc gia tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử bao gồm các cơ sở dữ liệu quốc gia về ...Tài chính...): Tổng cục Hải quan đang tham gia vào việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia ngành Tài chính; đồng thời đang nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về Hải quan.

- Về hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước (Mục tiêu của Chính phủ đến năm 2025 là: 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý): Công chức Hải quan đã thực hiện kiểm tra bản scan hồ sơ hải quan của doanh nghiệp xuất nhập khẩu sau khi hệ thống CNTT đã phân luồng tờ khai (xanh, vàng, đỏ) qua hệ thống. Hoạt động kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành được thực hiện kiểm tra sổ sách và hệ thống CNTT của doanh nghiệp. Hoạt động kiểm tra hàng hóa của cơ quan Hải quan. Tổng cục Hải quan đã thực hiện soi chiếu hàng hóa XNK đựng trong container qua máy soi, trong năm 2021, số container soi chiếu khoảng 440 container/ngày.

Tổng cục Hải quan chỉ ra tồn tại của hệ thống CNTT qua quá trình thực hiện Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 định hướng 2030

Tổng cục Hải quan chỉ ra tồn tại của hệ thống CNTT qua quá trình thực hiện Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 định hướng 2030

Những tồn tại của hệ thống Công nghệ thông tin nghiệp vụ hải quan qua quá trình thực hiện Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 định hướng 2030?

Bên cạnh những kết quả đạt được Tổng cục Hải quan cũng chỉ ra những điểm còn tồn tại của hệ thống Công nghệ thông tin nghiệp vụ hải quan qua quá trình thực hiện Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 định hướng 2030, những tồn tại này được đề cập cụ thể tại Quyết định 707/QĐ-TCHQ ngày 04 tháng 5 năm 2022 như sau:

- Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS là hệ thống CNTT cốt lõi, quan trọng nhất của Tổng cục Hải quan (do Chính phủ Nhật Bản viện trợ không hoàn lại triển khai chính thức từ ngày 01/4/2014) mới đáp ứng yêu cầu thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện xuất nhập cảnh, quá cảnh, tức là chỉ đáp ứng được một khâu trong quy trình quản lý nhà nước về hải quan. Do đó, để thực hiện quản lý các lĩnh vực và các nghiệp vụ hải quan khác, đặc biệt là các yêu cầu quản lý phát sinh mới, trải qua các năm từ 2014 đến nay, Tổng cục Hải quan đã phải xây dựng và duy trì thêm khoảng 20 hệ thống CNTT vệ tinh (do Tổng cục Hải quan xây dựng) hoạt động song song cùng hệ thống này. Do không được thiết kế đồng bộ nên hệ thống CNTT của ngành Hải quan hiện nay có tính liên kết yếu, khó tích hợp chức năng cũng như cung cấp dữ liệu mang tính tổng hợp cho các vị trí công việc, việc ứng dụng công nghệ 4.0 vào quản lý nghiệp vụ (như IoT, AI, Big Data, ...) không thể thực hiện được. Vào những giờ cao điểm thường xảy ra tắc nghẽn cục bộ, hệ thống quá tải không xử lý được dữ liệu, tác động trực tiếp kéo dài thời gian thông quan. Bên cạnh đó, một số lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan vẫn chưa được ứng dụng công nghệ thông tin và tự động hóa một cách đầy đủ như thanh tra, kiểm tra, miễn, giảm, hoàn thuế...

- Hệ thống VNACCS/VCIS được thiết kế từ 2014, các chức năng hỗ trợ khai thác, quản lý hải quan không đáp ứng được yêu cầu nghiệp vụ hiện nay, các trang thiết bị phần cứng đã lỗi thời không còn loại tương tự để thay thế và cũng không có hệ thống dự phòng, do đó sự cố có thể sự xảy ra bất cứ lúc nào làm ảnh hưởng đến tính sẵn sàng của toàn hệ thống làm tê liệt hoạt động xuất nhập khẩu, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế.

Những tồn tại của hệ thống CNTT phục vụ triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và ASEAN qua quá trình thực hiện Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 định hướng 2030?

Căn cứ Quyết định 707/QĐ-TCHQ ngày 04 tháng 5 năm 2022 Tổng cục Hải quan đã chỉ ra những tồn tại của hệ thống CNTT phục vụ triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và ASEAN qua quá trình thực hiện Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 định hướng 2030 như sau:

- Thông tin dữ liệu phân tán, chỉ phục vụ thực hiện thủ tục hành chính đơn lẻ. Dữ liệu hồ sơ, chứng từ đã được doanh nghiệp khai báo chưa được kế thừa và tận dụng để thực hiện các thủ tục hành chính khác liên quan tới doanh nghiệp.

- Chưa số hóa đầy đủ và khai thác triệt để nhu cầu trao đổi thông tin giữa Cơ chế một cửa quốc gia và các bên liên quan; phần lớn do dữ liệu nằm phân tán và quy hoạch riêng rẽ theo lĩnh vực thực hiện thủ tục hành chính ở từng bộ, ngành. Các yêu cầu thay đổi về chính sách đối với loại hàng hoá miễn kiểm, kiểm tra giảm quyết định bởi các đơn vị chuyên môn của bộ, ngành chưa có cơ chế và đồng bộ kịp thời về Cơ chế một cửa quốc gia dẫn đến công tác xử lý hồ sơ bị chậm; trong khi hoàn toàn có thể thực hiện đẩy nhanh quá trình này khi trao đổi thông tin giữa Cơ chế một cửa quốc gia và các hệ thống liên quan được thống suốt, đúng quy chuẩn. Chính hạn chế trong quá trình trao đổi dữ liệu dẫn tới việc khai thác, phân tích dữ liệu chưa hiệu quả, do đó chưa hỗ trợ được công tác chỉ đạo điều hành, phát hiện các điểm nghẽn về chính sách để có phương án xử lý.

- Chưa chuẩn hoá, hệ thống dữ liệu phân tán và thiết lập bộ dữ liệu thương mại dùng chung qua Cơ chế một cửa quốc gia dẫn đến việc tích hợp thông tin liên quan đến doanh nghiệp, công tác XNK bị hạn chế; đồng thời kéo theo khả năng sẵn sàng mở rộng nhu cầu tích hợp giữa Cơ chế một cửa quốc gia với các hệ thống thương mại quốc tế cũng bị hạn chế. * - Chưa triển khai hệ thống giám sát, đo lường hiệu quả; không có công cụ trực quan (dashboard). Đặc biệt hệ thống đo lường hiệu quả là công cụ quan trọng để đánh giá hiệu quả đầu tư cũng như xác định các “điểm yếu” để sẵn sàng phương án xử lý, tiếp tục cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ hệ thống.

- Công tác đảm bảo vận hành, dịch vụ hỗ trợ hạn chế.

- Hạ tầng đầu tư chậm, chưa đảm bảo kể cả tại Tổng cục Hải quan và tại các bộ ngành, ảnh hưởng tới kế hoạch triển khai Cơ chế một cửa quốc gia đã đề ra.

Do vậy, bài toán đặt ra cho việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia trong giai đoạn tới đó là tiếp tục hoàn thiện tiến trình chuyển đổi sổ để xử lý các tồn tại hạn chế nêu trên.

Chương trình Chuyển đổi số quốc gia
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tổng cục Hải quan chỉ ra tồn tại của hệ thống CNTT qua quá trình thực hiện Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 định hướng 2030?
Pháp luật
Chương trình chuyển đổi số quốc gia được xem là một nhiệm vụ quan trọng và được đánh giá định kỳ hàng tháng đúng không?
Pháp luật
Trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia hướng tới năm 2030 có quy định cần phát triển 04 loại hình doanh nghiệp công nghệ số nào?
Pháp luật
Phát triển nền tảng số trong chương trình chuyển đổi số quốc gia hướng tới năm 2030 mang tính thúc đẩy cao và mang lại lợi ích rõ ràng cho xã hội?
Pháp luật
Các kinh phí thực hiện cho chương trình chuyển đổi số quốc gia hướng tới năm 2030 gồm những kinh phí nào?
Pháp luật
Bảo đảm an toàn an ninh mạng là nhiệm vụ của chuyển đổi số quốc gia hướng tới năm 2030 quy định những điều gì?
Pháp luật
Tiêu chí doanh nghiệp nền tảng, các nguồn lực xét duyệt nền tảng số tham gia vào Chương trình chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa là gì?
Pháp luật
05 nhiệm vụ triển khai trong thời gian tới để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong lĩnh vực GTVT là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình Chuyển đổi số quốc gia
2,266 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình Chuyển đổi số quốc gia
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào