Tổ chức tín dụng thực hiện quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng đối với các dự án đầu tư dựa trên nguyên tắc nào?

Tổ chức tín dụng thực hiện quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng đối với các dự án đầu tư dựa trên nguyên tắc nào? - Câu hỏi của anh Sơn (Nam Định)

Tổ chức tín dụng thực hiện quản lý rủi ro đối với dự án đầu tư về môi trường nào trong hoạt động cấp tín dụng?

Ngày 23/12/2022, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 17/2022/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Theo đó, tại Điều 1 Thông tư 17/2022/TT-NHNN ghi nhận phạm vi điều chỉnh của Thông tư này là các dự án đầu tư phải thực hiện quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng được quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này.

Trong đó, khoản 1 Điều 3 Thông tư 17/2022/TT-NHNN quy định dự án đầu tư thực hiện quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng là các dự án đầu tư quy định tại Phụ lục III, IV, V ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP.

Dự án đầu tư về môi trường được quy định tại khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:

- Dự án đầu tư nhóm I là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao, bao gồm:

+ Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn; dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; dự án có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;

+ Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

+ Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô lớn hoặc với quy mô trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

+ Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất lớn hoặc với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

+ Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất quy mô trung bình trở lên nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

+ Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô lớn.

- Dự án đầu tư nhóm II là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, trừ dự án quy định tại khoản 3 Điều này, bao gồm:

+ Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình;

+ Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

+ Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô trung bình hoặc với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

+ Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất trung bình hoặc với quy mô, công suất nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

+ Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

+ Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô trung bình.

- Dự án đầu tư nhóm III là dự án ít có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, trừ dự án quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này, bao gồm:

+ Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất nhỏ;

+ Dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường có phát sinh nước thải, bụi, khí thải phải được xử lý hoặc có phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải.

Tổ chức tín dụng thực hiện quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng đối với các dự án đầu tư dựa trên nguyên tắc nào?

Tổ chức tín dụng thực hiện quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng đối với các dự án đầu tư dựa trên nguyên tắc nào?

Nguyên tắc quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng là gì?

Trước hết, quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng được định nghĩa tại khoản 5 Điều 3 Thông tư 17/2022/TT-NHNN là việc nhận dạng, đánh giá rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng; theo dõi, kiểm soát và thực hiện các biện pháp giảm thiểu rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng.

Trong đó, rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng là rủi ro của tổ chức tín dụng phát sinh khi khách hàng được cấp tín dụng gặp những việc xảy ra do ảnh hưởng của tác động xấu trong quá trình thực hiện dự án đầu tư dẫn đến làm phát sinh thêm chi phí, giảm thu nhập hoặc gây tổn thất về vốn, tài sản của chủ dự án đầu tư.

- Tổ chức tín dụng thực hiện quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng dựa trên nguyên tắc được quy định tại Điều 4 Thông tư 17/2022/TT-NHNN, cụ thể như sau:

+ Tổ chức tín dụng thực hiện quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật về cấp tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng.

+ Tổ chức tín dụng thực hiện đánh giá rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng đối với các dự án đầu tư để xác định rủi ro tín dụng, xác định các điều kiện cấp tín dụng của khoản cấp tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng đối với khoản cấp tín dụng của khách hàng.

+ Tổ chức tín dụng tổ chức thực hiện đánh giá rủi ro về môi trường của dự án đầu tư hoặc sử dụng kết quả đánh giá rủi ro về môi trường của dự án đầu tư từ các tổ chức có chức năng cung ứng dịch vụ đánh giá rủi ro về môi trường hoặc từ các tổ chức tín dụng khác theo thỏa thuận tại hợp đồng cung cấp dịch vụ.

+ Khi đánh giá dự án đầu tư có rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng, tổ chức tín dụng thỏa thuận với khách hàng bổ sung tại thỏa thuận cấp tín dụng các biện pháp khách hàng cam kết thực hiện nhằm hạn chế rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng.

+ Khách hàng có trách nhiệm cung cấp các thông tin phục vụ công tác quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng theo yêu cầu của tổ chức tín dụng và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin đã cung cấp.

Thông tin phục vụ công tác quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng gồm những nội dung nào?

Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 17/2022/TT-NHNN về thông tin quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng bao gồm:

- Thông tin về môi trường của dự án đầu tư của khách hàng;

- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá sơ bộ tác động môi trường, Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật, Giấy phép môi trường, Đăng ký môi trường (nếu có);

- Kết quả kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường đối với dự án đầu tư của cơ quan có thẩm quyền về bảo vệ môi trường (nếu có);

- Thông tin khảo sát thực tế, thông tin từ cơ quan chức năng, tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư, cá nhân chịu tác động trực tiếp về hoạt động của dự án đầu tư của khách hàng liên quan đến thực hiện quy định về bảo vệ môi trường (nếu có);

- Báo cáo công tác bảo vệ môi trường của khách hàng gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

- Báo cáo của khách hàng gửi tổ chức tín dụng về việc thực hiện các cam kết nhằm hạn chế rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng theo thỏa thuận tại thỏa thuận cấp tín dụng;

- Báo cáo của các cơ quan, tổ chức phải thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật vê bảo vệ môi trường (nêu có);

- Các thông tin khác liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường.

Thông tư 17/2022/TT-NHNN sẽ có hiệu lực từ 01/6/2023

Cấp tín dụng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Giới hạn cấp tín dụng theo tỉ lệ tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng từ 1/7/2024 là bao nhiêu?
Pháp luật
Ngân hàng có thể cấp tín dụng cho công ty chứng khoán để mua chứng chỉ tiền gửi hay không theo quy định?
Pháp luật
Giảm lãi suất cấp tín dụng khi chưa ban hành quy định nội bộ thì tổ chức tín dụng bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Áp dụng lãi suất cấp tín dụng không đúng quy định thì tổ chức tín dụng bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Tổ chức tín dụng lập hợp đồng cấp tín dụng không đủ các nội dung theo quy định thì có bị xử phạt không?
Pháp luật
04 khoản vay có giá trị nhỏ theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024 là những khoản vay nào? Lộ trình giới hạn cấp tín dụng theo quy định mới ra sao?
Pháp luật
Luật Các tổ chức tín dụng 2024 về các trường hợp hạn chế cấp tín dụng được quy định cụ thể ra sao?
Pháp luật
Những trường hợp không được cấp tín dụng của tổ chức tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024?
Pháp luật
Quy định mới về giới hạn cấp tín dụng theo hướng dẫn tại Luật Các tổ chức tín dụng 2024 như thế nào?
Pháp luật
Hạn chế cấp tín dụng ngân hàng được quy định như thế nào? Quy định giới hạn cấp tín dụng ngân hàng mới nhất?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cấp tín dụng
Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Quyên Nguyễn Trần Hoàng Quyên Lưu bài viết
2,461 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cấp tín dụng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào