Tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình của Tổng đài điện thoại quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình như thế nào?

Cho tôi hỏi quy trình tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình của tổng đài điện thoại quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình như thế nào? - Anh Trí (Nghệ An)

Tổng đài điện thoại quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình là gì?

Đề xuất tại Điều 6 Dự thảo Nghị định Hướng dẫn Luật Phòng, chống bạo lực gia đình như sau:

Tổng đài điện thoại quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình
1. Tiếp nhận thông báo, tố giác từ cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, doanh nghiệp, gia đình, cá nhân về các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình thông qua điện thoại.
2. Liên hệ với các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan hoặc có thẩm quyền; khai thác thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng, môi trường mạng để kiểm tra thông tin, tố cáo, tố giác ban đầu về hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
3. Chuyển, cung cấp thông tin, thông báo, tố cáo, tố giác hoặc giới thiệu người bị bạo lực gia đình tới các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được được bảo vệ, hỗ trợ.
4. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình để đáp ứng việc tiếp nhận, trao đổi, xác minh thông tin, thông báo, tố giác về vi phạm pháp luật trong phòng, chống bạo lực gia đình.
5. Tư vấn, hỗ trợ người làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình tại các địa phương xây dựng, thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với từng trường hợp người bị bạo lực gia đình là người yếu thế trong gia đình; theo dõi, đánh giá việc xây dựng và thực hiện kế hoạch này.
6. Tư vấn tâm lý, pháp luật, chính sách cho thành viên gia đình về phòng, chống bạo lực gia đình.
7. Lưu trữ, phân tích, tổng hợp thông tin để cung cấp, thông tin, thông báo, tố giác khi có yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, đối với các vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình do Tổng đài phát hiện, tiếp nhận; thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất cho cơ quan quản lý nhà nước về gia đình và các cơ quan khác có thẩm quyền, trách nhiệm về phòng, chống bạo lực gia đình.

Theo đó, Tổng đài điện thoại quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình là nơi tiếp nhận thông báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình rồi chuyển, cung cấp thông tin, phối hợp với các cơ quan để tố giác về hành vi bạo lực gia đình.

Tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình của Tổng đài điện thoại quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình? (Hình ảnh từ Internet)

Nguyên tắc bảo mật thông tin của Tổng đài điện thoại quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình như thế nào?

Tổng đài điện thoại quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình được đảm bảo hoạt động theo điều kiện được đề xuất tại Điều 7 Dự thảo Nghị định Hướng dẫn Luật Phòng, chống bạo lực gia đình cụ thể:

Điều kiện bảo đảm hoạt động của Tổng đài điện thoại quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình
1. Tổng đài điện thoại quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình hoạt động 24 giờ tất cả các ngày, được Nhà nước bảo đảm nguồn lực hoạt động.
2. Được sử dụng chung số điện thoại 111, không thu phí viễn thông đối với người gọi đến, gọi đi và phí tư vấn đối với người gọi đến Tổng đài điện thoại quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình.
3. Được tiếp nhận viện trợ, hỗ trợ tài chính, kỹ thuật từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân; được quảng bá số điện thoại và các dịch vụ của Tổng đài điện thoại quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, theo đề xuất tại Điều 8 Dự thảo Nghị định Hướng dẫn Luật Phòng, chống bạo lực gia đình về nguyên tắc bảo mật thông tin như sau:

Nguyên tắc bảo mật thông tin
1. Mọi thông tin, thông báo, tố giác trong quá trình tiếp nhận, xác minh chỉ được phép cung cấp cho tổ chức, cá nhân có thẩm quyền nhằm bảo vệ đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình, sự an toàn của người cung cấp thông tin và người bị bạo lực gia đình.
2. Quá trình cung cấp, trao đổi thông tin phục vụ bảo vệ người bị bạo lực gia đình giữa nơi tiếp nhận thông tin và cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, phải được bảo quản, không công bố rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng.
3. Thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, chức năng bảo vệ người bị bạo lực gia đình trong trường hợp cần thiết phải nêu đầy đủ, chi tiết thông tin thì phải xác định mức độ bảo mật và phạm vi cung cấp thông tin, báo cáo.

Theo đó Tổng đài điện thoại quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình có trách nhiệm bảo mật thông tin cho người cung cấp thông tin và người bị bạo lực gia đình theo đề xuất trên.

Quy trình tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình của Tổng đài điện thoại quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện như thế nào?

Đề xuất tại Điều 9 Dự thảo Nghị định Hướng dẫn Luật Phòng, chống bạo lực gia đình về tiếp nhận và phối hợp xử lý thông tin:

Tiếp nhận và phối hợp xử lý thông tin
1. Các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân nếu phát hiện hoặc có thông tin về hành vi bạo lực gia đình, hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình có trách nhiệm thông báo ngay cho Tổng đài điện thoại quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình hoặc các địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác hành vi bạo lực gia đình theo quy định tại Điều 19 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sau đây gọi là nơi tiếp nhận thông tin).
Tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 19 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình khi tiếp nhận tin báo, tố giác bạo lực gia đình có trách nhiệm ghi chép đầy đủ thông tin về hành vi bạo lực gia đình theo mẫu số …, hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình theo mẫu số …. tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có sau khi tiếp nhận tin báo, tố giác có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, xác minh tính xác thực của thông tin. Thực hiện việc xử lý tin báo, tố giác về bạo lực gia đình theo quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình hoặc theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

Và Điều 10 Dự thảo Nghị định Hướng dẫn Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đề xuất đánh giá về tình trạng ban đầu khi tiếp nhận thông tin vụ việc bạo lực gia đình:

Đánh giá về tình trạng ban đầu khi tiếp nhận thông tin vụ việc bạo lực gia đình
1. Tổng đài điện thoại quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình có trách nhiệm chuyển ngay thông tin đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra vụ việc để thực hiện việc đánh giá nguy cơ ban đầu về mức độ tổn hại và nguy cơ tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của người bị bạo lực gia đình.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra vụ việc căn cứ tính chất vụ việc phân công người tiến hành việc đánh giá nguy cơ ban đầu, mức độ tổn hại của người bị bạo lực gia đình theo Mẫu số …. tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này để có cơ sở áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp can thiệp khẩn cấp.
3. Trường hợp người bị bạo lực gia đình được xác định có nguy cơ bị tổn hại nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm thì trong vòng …. giờ từ khi nhận thông tin, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải áp dụng các biện pháp cấm tiếp xúc theo quy định tại Điều … của Nghị định này.

Theo đó, sau khi tiếp nhận tin báo, tố giác cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, xác minh tính xác thực của thông tin. Thực hiện việc xử lý tin báo, tố giác về bạo lực gia đình theo quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình hoặc theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự và thực hiện theo các quy định kể trên.

Bạo lực gia đình
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Vợ chồng có hành vi nào được xem là bạo lực gia đình theo hướng dẫn mới tại Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP?
Pháp luật
Chồng đánh vợ sẩy thai thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt tối đa là bao nhiêu năm tù?
Pháp luật
Tháng hành động quốc gia phòng chống bạo lực gia đình năm 2024 là tháng mấy? Quyền của người bị bạo lực gia đình là gì?
Pháp luật
Vì sao lấy ngày 15/5 là Ngày Quốc Tế Gia Đình? Bạo lực gia đình áp dụng đối với người chung sống như vợ chồng gồm những hành vi nào?
Pháp luật
Việc góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư được thực hiện đối với người bao nhiêu tuổi?
Pháp luật
Báo tin, tố giác hành vi bạo lực gia đình tại Đồn Biên phòng được không? Nếu có thì có bắt buộc tố giác trực tiếp không?
Pháp luật
Việc giáo dục về phòng, chống bạo lực gia đình có phải bảo đảm yêu cầu về bình đẳng giới theo quy định không?
Pháp luật
Tòa án sẽ hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc khi có đơn yêu cầu của người bị bạo lực gia đình trong mọi trường hợp đúng hay không?
Pháp luật
Người đang thực hiện quyết định cấm tiếp xúc có được tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình khi gia đình có tang không?
Pháp luật
Cá nhân hành hung người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bạo lực gia đình
2,847 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bạo lực gia đình
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: