Thử nghiệm lâm sàng trong khám bệnh, chữa bệnh được quy định thế nào? Nguyên tắc phê duyệt thử nghiệm lâm sàng là gì?

Cho tôi hỏi, quy định về thử nghiệm lâm sàng trong khám bệnh, chữa bệnh như thế nào? - Thái Tuấn (Hải Phòng)

Thử nghiệm lâm sàng là gì?

Thử nghiệm lâm sàng là nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tác dụng của một loại thuốc, phẫu thuật hoặc can thiệp tâm lý trên người. Thử nghiệm lâm sàng được dùng để đánh giá một phương pháp điều trị mới, như một loại thuốc mới hoặc chế độ ăn uống hoặc thiết bị y tế... có an toàn và hiệu quả ở người hay không.

Các trường hợp phải thử nghiệm lâm sàng trong khám chữa bệnh được quy định tại Điều 94 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 bao gồm:

- Kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh.

- Thiết bị y tế trước khi đăng ký lưu hành tại Việt Nam có mức độ rủi ro trung bình cao hoặc mức độ rủi ro cao theo quy định của Chính phủ.

Người tham gia thử nghiệm lâm sàng trong khám bệnh, chữa bệnh phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 95 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 sau đây:

- Người đáp ứng yêu cầu chuyên môn của việc thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế trong khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi là thử nghiệm lâm sàng) và tự nguyện tham gia thử nghiệm lâm sàng.

- Trường hợp người tham gia thử nghiệm lâm sàng là người bị mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, hạn chế năng lực hành vi dân sự, người chưa thành niên thì phải được sự đồng ý của người đại diện hoặc người giám hộ theo quy định của pháp luật về dân sự.

- Trường hợp người tham gia thử nghiệm lâm sàng là đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 95 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú thì hồ sơ nghiên cứu phải ghi rõ lý do tuyển chọn và biện pháp phù hợp để bảo vệ người tham gia thử nghiệm lâm sàng, thai nhi hoặc trẻ em đang trong thời gian sử dụng sữa của người mẹ tham gia thử nghiệm lâm sàng.

Thử nghiệm lâm sàng trong khám bệnh, chữa bệnh được quy định thế nào? Nguyên tắc phê duyệt thử nghiệm lâm sàng là gì? (Hình ảnh từ Internet)

Các bên có những quyền và nghĩa vụ gì khi tham gia thử nghiệm lâm sàng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh?

(1) Người tham gia thử nghiệm lâm sàng có các quyền nghĩa vụ quy định tại Điều 96 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023:

- Người tham gia thử nghiệm lâm sàng có quyền sau đây:

+ Được cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về thử nghiệm lâm sàng và những rủi ro có thể xảy ra trước khi thử nghiệm lâm sàng;

+ Được bồi thường thiệt hại (nếu có) do thử nghiệm lâm sàng gây ra;

+ Được giữ bí mật về thông tin cá nhân có liên quan đến việc thử nghiệm lâm sàng;

+ Không phải chịu trách nhiệm khi đơn phương chấm dứt việc tham gia thử nghiệm lâm sàng;

+ Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế phải thử nghiệm lâm sàng.

- Người tham gia thử nghiệm lâm sàng có nghĩa vụ tuân thủ hướng dẫn theo hồ sơ thử nghiệm lâm sàng đã được phê duyệt.

(2) Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế phải thử nghiệm lâm sàng quy định tại Điều 97 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023:

- Tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế phải thử nghiệm lâm sàng có quyền sau đây:

+ Lựa chọn cơ sở đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất và nhân lực để thử nghiệm lâm sàng;

+ Sở hữu toàn bộ kết quả thử nghiệm lâm sàng.

- Tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế phải thử nghiệm lâm sàng có trách nhiệm sau đây:

+ Bồi thường thiệt hại cho người tham gia thử nghiệm lâm sàng theo quy định của pháp luật nếu có rủi ro xảy ra do thử nghiệm lâm sàng;

+ Giao kết hợp đồng bằng văn bản về việc thử nghiệm lâm sàng với cơ sở nhận thử nghiệm lâm sàng;

+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng và tính an toàn của kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế do mình cung cấp.

(3) Quyền và trách nhiệm của cơ sở nhận thử nghiệm lâm sàng theo Điều 98 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 như sau:

- Cơ sở nhận thử nghiệm lâm sàng có quyền sau đây:

+ Tiến hành hoạt động nhận thử nghiệm lâm sàng theo quy định;

+ Nhập khẩu, mua hóa chất, chất chuẩn, mẫu thuốc, thiết bị y tế phục vụ cho hoạt động thử nghiệm lâm sàng;

+ Sử dụng kết quả thử nghiệm lâm sàng theo thỏa thuận với tổ chức, cá nhân có kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế phải thử nghiệm lâm sàng.

- Cơ sở nhận thử nghiệm lâm sàng có trách nhiệm sau đây:

+ Chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, chính xác, tin cậy của kết quả thử nghiệm lâm sàng;

+ Chịu trách nhiệm về sự an toàn của người tham gia thử nghiệm lâm sàng và bồi thường thiệt hại cho người tham gia thử nghiệm lâm sàng theo quy định của pháp luật nếu có rủi ro xảy ra do lỗi của cơ sở nhận thử nghiệm lâm sàng;

+ Bảo đảm trung thực, khách quan trong thử nghiệm lâm sàng.

Nguyên tắc phê duyệt thử nghiệm lâm sàng trong khám chữa bệnh là gì?

Căn cứ Điều 99 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 về thẩm quyền và nguyên tắc phê duyệt thử nghiệm lâm sàng, cụ thể:

- Thử nghiệm lâm sàng được thực hiện trước khi cho phép áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc đăng ký lưu hành thiết bị y tế, trừ trường hợp được miễn thử nghiệm lâm sàng hoặc được miễn một số giai đoạn thử nghiệm lâm sàng.

- Việc thử nghiệm lâm sàng chỉ được thực hiện sau khi đã được Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quy định tại khoản 3 Điều này đánh giá về khoa học, đạo đức đối với hồ sơ thử nghiệm lâm sàng và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt bằng văn bản.

- Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học là hội đồng độc lập được thành lập để bảo vệ quyền, sự an toàn và sức khỏe của người tham gia thử nghiệm lâm sàng.

- Việc thử nghiệm lâm sàng, đánh giá về khoa học, đạo đức đối với hồ sơ thử nghiệm lâm sàng và phê duyệt thử nghiệm lâm sàng được thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản sau đây:

+ Tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền tự quyết của người tham gia thử nghiệm lâm sàng;

+ Bảo đảm lợi ích của nghiên cứu lớn hơn rủi ro có nguy cơ xảy ra trong quá trình thử nghiệm lâm sàng;

+ Bình đẳng về lợi ích và trách nhiệm; bảo đảm nguy cơ rủi ro được phân bố đều cho người tham gia thử nghiệm lâm sàng;

+ Bảo đảm thực hiện các giai đoạn thử nghiệm lâm sàng và tuân thủ thực hành tốt thử kỹ thuật mới, phương pháp mới hoặc thử thiết bị y tế trên lâm sàng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2024

Thử nghiệm lâm sàng
Khám chữa bệnh TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN KHÁM CHỮA BỆNH
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trong nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật y tế mới ai là người chịu trách nhiệm cao nhất về an toàn và sức khỏe của người tham gia thử kỹ thuật mới?
Pháp luật
Bác sĩ trực lâm sàng trong phiên trực có quyền tự ý xử lý khi bệnh nhân nguy kịch có chuyển biến xấu hay không?
Pháp luật
Quyết định 159/QĐ-BYT năm 2024 ban hành thủ tục cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh mới theo Nghị định 96/2023/NĐ-CP?
Pháp luật
Phân cấp chăm sóc người bệnh có thuộc hoạt động nhận định lâm sàng hay không? Phân cấp chăm sóc người bệnh được quy định gồm mấy cấp?
Pháp luật
Phương pháp chữa bệnh gia truyền là gì? Phạm vi hành nghề của người có phương pháp chữa bệnh gia truyền được Bộ Y tế quy định ra sao?
Pháp luật
Dịp lễ 30/4 1/5 2024 Bộ Y tế yêu cầu bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu TNGT như thế nào?
Pháp luật
Khi xảy ra tai biến y khoa mà có tranh chấp, bệnh viện thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế giải quyết như thế nào?
Pháp luật
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có trách nhiệm bồi thường cho người bệnh khi xảy ra tai biến y khoa trong trường hợp nào?
Pháp luật
Các dịch vụ khám chữa bệnh có được dùng làm dịch vụ khuyến mại nhân dịp lễ 30 tháng 4 hay không?
Pháp luật
Danh mục bệnh dài ngày được hưởng chế độ BHXH năm 2024 cập nhật mới nhất là những bệnh nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thử nghiệm lâm sàng
3,545 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thử nghiệm lâm sàng Khám chữa bệnh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: