Thời gian hỗ trợ kinh phí cho giảng viên đại học học tiến sĩ tối đa không quá 04 năm và học thạc sĩ không quá 2 năm?

Xin chào ban tư vấn của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Tôi muốn được hỏi về nguyên tắc quản lý và quyết toán kinh phí từ ngân sách nhà nước tại Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đại học? Rất mong nhận được sự phản hồi từ ban tư vấn. Xin cảm ơn.

Phân bổ và giao dự toán cơ chế tài chính thực hiện Đề án?

Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 30/2022/TT-BTC hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2030 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định về phân bổ và giao dự toán cụ thể như sau:

(1) Căn cứ dự toán kinh phí thực hiện Đề án được cấp có thẩm quyền giao; kế hoạch triển khai Đề án, chỉ tiêu đào tạo được phê duyệt và danh sách người học theo thực tế; các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương phân bổ, giao dự toán kinh phí cho các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc cử giảng viên đi học để thực hiện chi trả cho các cơ sở đào tạo ở trong nước và người học theo quy định đối với phương thức đào tạo tập trung toàn thời gian ở trong nước, thời gian đào tạo ở trong nước của phương thức đào tạo liên kết, gửi cơ quan tài chính cùng cấp kiểm tra theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; đồng gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo để theo dõi tổng hợp.

(2) Kinh phí đào tạo theo phương thức đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài; thời gian đào tạo ở nước ngoài của phương thức đào tạo liên kết và kinh phí đào tạo người học thuộc các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập tham gia Đề án được phân bổ và giao trong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo để chi trả cho các cơ sở đào tạo ở nước ngoài tiếp nhận người học theo Đề án và người học.

(3) Đối với năm 2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương chủ động bố trí kinh phí trong dự toán đã được giao để thực hiện các nhiệm vụ của Đề án theo hướng dẫn tại Thông tư này.

Nguyên tắc quản lý và quyết toán kinh phí từ ngân sách nhà nước tại Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đại học?

Thời gian hỗ trợ kinh phí cho giảng viên đại học học tiến sĩ tối đa không quá 04 năm và học thạc sĩ không quá 2 năm?

Quy định về kiểm soát thanh toán kinh phí hỗ trợ cho người học tại Kho bạc Nhà nước?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 30/2022/TT-BTC hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2030 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định về kiểm soát thanh toán kinh phí hỗ trợ cho người học tại Kho bạc Nhà nước cụ thể như sau:

- Về hồ sơ thủ tục kiểm soát thanh toán kinh phí đào tạo trong nước và kinh phí đào tạo ở nước ngoài qua Kho bạc Nhà nước: Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước (sau đây gọi là Nghị định số 11/2020/NĐ-CP).

- Về quy định kiểm soát, thanh toán kinh phí qua Kho bạc Nhà nước: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 62/2020/TT-BTC ngày 22 tháng 6 năm 2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước và các quy định hiện hành, trong đó hồ sơ kiểm soát chi đối với kinh phí đào tạo ở nước ngoài được thực hiện như sau:

+ Đơn vị sử dụng ngân sách lập Giấy rút dự toán ngân sách trên cơ sở tổng số tiền tại danh sách chuyển kinh phí đào tạo cho lưu học sinh theo từng nước/trường, từng loại ngoại tệ hoặc Giấy rút dự toán cho từng người học và gửi đến Kho bạc Nhà nước kèm theo các hồ sơ quy định tại Điều 7 Nghị định số 11/2020/NĐ-CP.

+ Hồ sơ thanh toán kinh phí đào tạo cho người học phải đầy đủ các nội dung sau: Họ và tên người học; Tên nước người học đang theo học; Nội dung chi; Số tiền bằng ngoại tệ cho từng người học; Tên tài khoản người hưởng (tên cơ sở đào tạo nước ngoài hoặc đơn vị cá nhân được hưởng); Số tài khoản người hưởng; Mã định danh (Swift code) của ngân hàng người hưởng hoặc tên và địa chỉ đầy đủ của Ngân hàng người hưởng; Ngân hàng trung gian (nếu có); Phí chuyển tiền; Khác (nếu có).

+ Đơn vị sử dụng ngân sách chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, hợp lệ và tính chính xác của các nội dung trong Giấy rút dự toán ngân sách kinh phí đào tạo cho người học và các hồ sơ gửi đến Kho bạc Nhà nước; đảm bảo đúng nội dung, định mức chi theo quy định tại Thông tư này.

+ Kho bạc Nhà nước căn cứ vào dự toán được giao, hồ sơ đơn vị gửi đến để kiểm soát và làm thủ tục đề nghị Ngân hàng chuyển tiền từ tài khoản thanh toán của Kho bạc Nhà nước đến từng đối tượng được hưởng.

+ Đối với sinh hoạt phí và bảo hiểm y tế của người học đi đào tạo ở nước ngoài, trước khi nhập học được cấp trước chi phí đi đường và tối đa không quá 3 tháng tiền sinh hoạt phí.

Thời hạn được nhận kinh phí hỗ trợ cấp cho người học tại Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đại học?

Đối với thời hạn được nhận kinh phí hỗ trợ cấp cho người học tại Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đại học thì Điều 8 Thông tư 30/2022/TT-BTC hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2030 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định rằng:

(2) Kinh phí hỗ trợ cấp cho người học theo quyết định phê duyệt của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo được tính từ thời điểm người học nhập học chính thức tại cơ sở đào tạo hoặc từ thời điểm quyết định có hiệu lực đối với người học tiến sĩ; nhưng tối đa không quá 04 năm (48 tháng) đối với người học tiến sĩ và không quá 02 năm (24 tháng) đối với người học thạc sĩ. Trong thời gian tạm dừng học tập, nghiên cứu, người học không được nhận kinh phí hỗ trợ của Đề án.

(3) Trường hợp người học vi phạm pháp luật dẫn đến bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị kết án tù giam hoặc bị buộc thôi học do vi phạm quy định của cơ sở đào tạo trong quá trình học tập, nghiên cứu: Dừng cấp kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

(4) Người học thực hiện bồi hoàn toàn bộ chi phí đào tạo trong trường hợp không thực hiện đầy đủ trách nhiệm của người học quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư số 25/2021/TT-BGDĐT. Việc bồi hoàn chi phí đào tạo được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 143/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo đối với người học không phải công chức, viên chức, Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức đối với người học là công chức, viên chức và các quy định hiện hành khác có liên quan.

(5) Việc quản lý và sử dụng kinh phí chi trả cho các cơ sở ngoài công lập thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về ngân sách nhà nước và quy định tại Thông tư này, thanh toán theo hợp đồng trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

(6) Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan giám sát, kiểm tra việc quản lý kinh phí thực hiện Đề án, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện Đề án theo quy định.

(7) Kinh phí thực hiện Đề án được quản lý sử dụng và quyết toán phù hợp với tính chất nguồn kinh phí và phù hợp với mục chi tương ứng của mục lục ngân sách nhà nước, tổng hợp chung trong báo cáo quyết toán hàng năm của đơn vị gửi cơ quan quản lý cấp trên xét duyệt và gửi cơ quan tài chính thẩm định quyết toán theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Thông tư 30/2022/TT-BTC có hiệu lực từ 20/07/2022.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

Giảng viên đại học
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giảng viên đại học?
Pháp luật
Giảng viên đại học là người thế nào? Giảng viên đại học không được thực hiện những hành vi nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn để trở thành giảng viên chính có bắt buộc phải tham gia biên soạn giáo trình đào tạo trình độ đại học không?
Pháp luật
Bảng lương giảng viên đại học 2024 mới nhất thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng?
Pháp luật
Nội dung bài giảng của giảng viên đại học phải đáp ứng được yều cầu gì khi đưa vào việc giảng dạy tại cơ sở đào tạo?
Pháp luật
Giảng viên đại học dùng bằng cấp giả đi dạy thì sinh viên có bị hủy bỏ bằng tốt nghiệp không? Giảng viên sử dụng bằng cấp giả thì bị xử lý như nào?
Pháp luật
Giảng viên đại học hàm Giáo sư có thể kéo dài tuổi nghỉ hưu tối đa bao nhiêu năm so với tuổi nghỉ hưu quy định? Cần đáp ứng được những điều kiện gì?
Pháp luật
Chính thức có Thông tư 05/2024/TT-BGDĐT về xét thăng hạng CDNN giảng viên? Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng CDNN giảng viên ra sao?
Pháp luật
Bản mô tả vị trí việc làm giảng viên đại học mới nhất năm 2024 theo Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT như thế nào?
Pháp luật
Bảng lương giảng viên đại học là viên chức năm 2024 ra sao? Lương giảng viên đại học có tăng sau ngày 1/7/2024 không?
Pháp luật
Giảng viên đại học được cử ra nước ngoài nghiên cứu khoa học có phải thực hiện việc gửi báo cáo về cơ quan quản lý trực tiếp 03 tháng một lần hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giảng viên đại học
1,366 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giảng viên đại học

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giảng viên đại học

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào