Theo quy định của pháp luật, quan hệ giữa Công đoàn với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp là quan hệ gì?

Theo quy định của pháp luật, quan hệ giữa Công đoàn với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp là quan hệ gì? Câu hỏi của anh T.D (Hà Nội)

Theo quy định của pháp luật, quan hệ giữa Công đoàn với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp là quan hệ gì?

>> Xem thêm: Đáp án cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Công đoàn và hành động của đoàn viên, người lao động năm 2024 tuần 2

Căn cứ Điều 20 Luật Công đoàn 2012 quy định quan hệ giữa Công đoàn với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp như sau:

Quan hệ giữa Công đoàn với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
Quan hệ giữa Công đoàn với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp là quan hệ hợp tác, phối hợp để thực hiện chức năng, quyền, trách nhiệm của các bên theo quy định của pháp luật, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ.

Như vậy, quan hệ giữa Công đoàn với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp là quan hệ hợp tác, phối hợp.

Theo quy định của pháp luật, quan hệ giữa Công đoàn với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp là quan hệ gì?

Theo quy định của pháp luật, quan hệ giữa Công đoàn với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp là quan hệ gì? (Hình ảnh Internet)

Trách nhiệm của Nhà nước đối với Công đoàn bao gồm những trách nhiệm nào?

Căn cứ Điều 21 Luật Công đoàn 2012 nêu rõ trách nhiệm của Nhà nước với Công đoàn như sau:

- Bảo đảm, hỗ trợ, tạo điều kiện cho Công đoàn thực hiện chức năng, quyền, trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lao động, công đoàn và quy định khác của pháp luật có liên quan đến tổ chức công đoàn, quyền, nghĩa vụ của người lao động; thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về công đoàn; phối hợp với Công đoàn chăm lo và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

- Lấy ý kiến của Công đoàn khi xây dựng chính sách, pháp luật liên quan trực tiếp đến tổ chức công đoàn, quyền, nghĩa vụ của người lao động.

- Phối hợp và tạo điều kiện để Công đoàn tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động

Như vậy, Nhà nước có trách nhiệm đảm bảo môi trường hoạt động thuận lợi và hợp pháp cho Công đoàn, đồng thời phối hợp với Công đoàn để bảo vệ quyền lợi của người lao động và thúc đẩy sự phát triển cân đối và bền vững của xã hội.

Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đối với Công đoàn bao gồm những trách nhiệm nào?

Căn cứ Điều 22 Luật Công đoàn 2012 nêu rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đối với Công đoàn bao gồm những trách nhiệm sau:

- Phối hợp với Công đoàn thực hiện chức năng, quyền, nghĩa vụ của các bên theo quy định của pháp luật.

- Tạo điều kiện cho người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.

- Phối hợp với công đoàn cùng cấp xây dựng, ban hành và thực hiện quy chế phối hợp hoạt động.

- Thừa nhận và tạo điều kiện để công đoàn cơ sở thực hiện quyền, trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

- Trao đổi, cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin liên quan đến tổ chức, hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật khi Công đoàn đề nghị.

- Phối hợp với Công đoàn tổ chức đối thoại, thương lượng, ký kết, thực hiện thoả ước lao động tập thể và quy chế dân chủ cơ sở.

- Lấy ý kiến của công đoàn cùng cấp trước khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động.

- Phối hợp với Công đoàn giải quyết tranh chấp lao động và những vấn đề liên quan đến việc thực hiện pháp luật về lao động.

- Bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn, cán bộ công đoàn và đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại các điều 24, 25 và 26 Luật Công đoàn 2012.

Như vậy, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cần thực hiện những nhiệm vụ này để tạo điều kiện cho hoạt động của Công đoàn và bảo vệ quyền lợi của người lao động.

Điều kiện bảo đảm Công đoàn hoạt động được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 24 Luật Công đoàn 2012 quy định bảo đảm điền kiện hoạt động Công đoàn như sau:

Bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn
1. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có trách nhiệm bố trí nơi làm việc và tạo điều kiện về phương tiện làm việc cần thiết cho công đoàn cùng cấp hoạt động.
2. Cán bộ công đoàn không chuyên trách được sử dụng 24 giờ làm việc trong một tháng đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch công đoàn cơ sở; 12 giờ làm việc trong 01 tháng đối với Ủy viên Ban chấp hành, Tổ trưởng, Tổ phó tổ công đoàn để làm công tác công đoàn và được đơn vị sử dụng lao động trả lương. Tuỳ theo quy mô cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà Ban Chấp hành công đoàn cơ sở và đơn vị sử dụng lao động thoả thuận về thời gian tăng thêm.
3. Cán bộ công đoàn không chuyên trách được nghỉ làm việc và được hưởng lương do đơn vị sử dụng lao động chi trả trong những ngày tham dự cuộc họp, tập huấn do công đoàn cấp trên triệu tập; chi phí đi lại, ăn ở và sinh hoạt trong những ngày tham dự cuộc họp, tập huấn do cấp công đoàn triệu tập chi trả.
4. Cán bộ công đoàn không chuyên trách do đơn vị sử dụng lao động trả lương, được hưởng phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
5. Cán bộ công đoàn chuyên trách do Công đoàn trả lương, được đơn vị sử dụng lao động bảo đảm quyền lợi và phúc lợi tập thể như người lao động đang làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Như vậy, trên đây là điều bảo đảm Công đoàn hoạt động. Các quy định này nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc bảo đảm điều kiện hoạt động cho công đoàn, đồng thời đảm bảo quyền lợi và phúc lợi của cán bộ công đoàn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và hoạt động của mình.

Quan hệ giữa công đoàn với Nhà nước
Công đoàn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có ít nhất bao nhiêu phần trăm số vụ việc về lao động khởi kiện tại tòa án được công đoàn hỗ trợ, tham gia tố tụng bảo vệ theo chỉ tiêu phấn đấu trong nhiệm kỳ 2023-2028?
Pháp luật
Chỉ tiêu phấn đấu đến hết nhiệm kỳ 2023-2028, có bao nhiêu (%) doanh nghiệp có 25 lao động trở lên thành lập tổ chức công đoàn cơ sở?
Pháp luật
Vai trò, trách nhiệm của Công đoàn được Hiến pháp nước ta ghi nhận thành một điều riêng biệt đầu tiên từ năm nào?
Pháp luật
Có được làm đại biểu Đại hội Công đoàn Việt Nam toàn quốc khi đang trong thời gian chấp hành hình thức kỷ luật khiển trách không?
Pháp luật
Tính đến nay, Công đoàn Việt Nam đã trải qua mấy kỳ Đại hội cập nhật đến Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam?
Pháp luật
Vào công đoàn để được gì và có lợi ích gì cho người lao động hay không? Vi phạm pháp luật về công đoàn thì có bị truy cứu hình sự hay không?
Pháp luật
Theo quy định của pháp luật, quan hệ giữa Công đoàn với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp là quan hệ gì?
Pháp luật
Công đoàn Việt Nam đã đổi tên mấy lần từ khi ra đời đến nay? Công đoàn Việt Nam đã trải qua các kỳ đại hội nào?
Pháp luật
Nghị quyết 02-NQ/TW về Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới được Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành vào thời gian nào?
Pháp luật
Nhiệm kỳ 2023-2028, chi tiêu hàng năm có bao nhiêu % công đoàn cơ sở doanh nghiệp được công đoàn cấp trên kiểm tra, giám sát tài chính?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quan hệ giữa công đoàn với Nhà nước
Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
5,759 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quan hệ giữa công đoàn với Nhà nước Công đoàn Việt Nam
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: