Thế nào là vốn cố định và vốn lưu động? Phân biệt vốn cố định và vốn lưu động dựa trên những tiêu chí nào?

Thế nào là vốn cố định và vốn lưu động? Phân biệt vốn cố định và vốn lưu động dựa trên những tiêu chí nào?- Câu hỏi của anh L.K.T (Phú Yên).

Thế nào là vốn cố định?

Hiện hành, pháp luật doanh nghiệp Việt Nam chưa có định nghĩa về vốn cố định. Tuy nhiên, có thể hiểu vốn cố định chính là khoản tiền đầu tư vào các tài sản có giá trị lớn hoặc nói cách khác thì vốn cố định là số vốn đầu tư ứng trước để hình thành nên tài sản cố định của doanh nghiệp.

Hiện hành, chưa có quy định chung định nghĩa tài sản cố định mà theo Thông tư 45/2013/TT-BTC đề cập thì tài sản cố định hình thành từ vốn cố định sẽ phục vụ cho mục đích khởi nghiệp và tiến hành kinh doanh có thời gian sử dụng cố định và khấu hao theo thời gian. Tài sản cố định của doanh nghiệp bao gồm các loại sau:

- Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải...

- Tài sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả...

- Tài sản cố định thuê tài chính: là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.

Mọi TSCĐ đi thuê nếu không thoả mãn các quy định nêu trên được coi là tài sản cố định thuê hoạt động.

- Tài sản cố định tương tự: là TSCĐ có công dụng tương tự trong cùng một lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương.

Các loại tài sản được định nghĩa là cố định khi không bị tiêu thụ hoặc phá hủy trong quá trình sản xuất hàng hóa dịch vụ và có giá trị tái sử dụng.

Thế nào là vốn cố định và vốn lưu động? Phân biệt vốn cố định và vốn lưu động dựa trên những tiêu chí nào?

Thế nào là vốn cố định và vốn lưu động? Phân biệt vốn cố định và vốn lưu động dựa trên những tiêu chí nào?

Thế nào là vốn lưu động?

Pháp luật doanh nghiệp hiện hành không định nghĩa thuật ngữ vốn lưu động, thực tế có thể hiểu vốn lưu động là một thước đo tài chính thể hiện nguồn lực sẵn có, phục vụ cho các hoạt động diễn ra hằng ngày của doanh nghiệp, biểu hiện dưới là những tài sản ngắn hạn và những tài sản thường xuyên luân chuyển trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đáp ứng những hoạt động kinh doanh hàng ngày

Vốn lưu động được thể hiện ở tài sản lưu động là những tài sản ngắn hạn và những tài sản thường xuyên luân chuyển trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tài sản lưu động được thể hiện ở các bộ phận bao gồm có: tiền mặt, các chứng khoán thanh khoản cao, hiện vật (vật tư, hàng hóa), các khoản nợ phải thu ngắn hạn.

Vốn lưu động được tính bằng cách áp dụng công thức sau:

Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Nợ phải trả ngắn hạn

Trong đó:

- Tài sản ngắn hạn là các tài sản mà có thể dễ dàng chuyển đổi ngay thành tiền mặt trong ngắn hạn, các tài sản có tính thanh khoản cao. Ví dụ như tiền gửi, trái phiếu thời hạn dưới 1 năm, vàng bạc, ngoại tệ, hàng hóa, các khoản bán chịu,...

- Nợ phải trả ngắn hạn là các khoản nợ có thời hạn dưới 1 năm. Bao gồm các khoản nợ ngân hàng và cả các khoản mua chịu.

Phân biệt vốn cố định và vốn lưu động dựa trên những tiêu chí nào?

Việc phân biệt vốn cố định và vốn lưu động sẽ dựa trên những tiêu chí dưới đây:

Tiêu chí

Vốn cố định

Vốn lưu động

Khái niệm

Vốn cố định biểu hiện giá trị của tài sản cố định. Các loại tài sản này đều có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu năm, trải qua rất nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp

Ví dụ: Công ty A sử dụng 1 tỷ đồng đầu tư mua máy móc phục vụ cho xưởng sản xuất. 1 tỷ đồng này được xác định là vốn cố định.

Vốn lưu động là thước đo tài chính thể hiện khả năng thanh khoản có sẵn để vận hành doanh nghiệp. Vì vậy vốn lưu động thường được biểu hiện bằng tiền và các tài sản ngắn hạn.

Ví dụ: hàng tồn kho, nguyên vật liệu, tiền trả lương cho nhân viên.

Đặc điểm

- Vốn cố định luân chuyển theo kỳ kinh doanh.

- Vốn cố định luân chuyển nhiều lần vào giá trị sản phẩm trong nhiều kỳ sản xuất kinh doanh.

- Vòng tuần hoàn kết thúc khi TSCĐ hết hạn sử dụng.

- Tổng giá trị của vốn cố định về cơ bản là không đổi, một phần chuyển hóa thành giá trị sản phẩm, phần còn lại nằm trong giá trị của tài sản.


- Vốn lưu động có tính dịch chuyển trong dòng tiền.

- Vốn lưu động dịch chuyển 1 lần vào giá trị sản phẩm hoặc quá trình sản xuất, kinh doanh.

- Vòng tuần hoàn kết thúc sau 1 quá trình sản xuất kinh doanh.

- Tổng giá trị sẽ có sự thay đổi, vốn lưu động xoay vòng thành một chu kỳ khép kín, sau đó trở về hình thái với giá trị lớn hơn giá trị ban đầu nhờ sự đóng góp của lợi nhuận.

Các chỉ tiêu theo dõi

Tài sản cố định

Tiền, các khoản tương đương tiền, nợ phải thu ngắn hạn…

Phân loại

Dựa vào hình thái biểu hiện:

- TSCĐ vô hình

- TSCĐ hữu hình

Dựa vào tình hình sử dụng thực tế:

- TSCĐ đang sử dụng

- TSCĐ chưa đưa vào sử dụng

- TSCĐ đang chờ thanh lý


Dựa theo hình thái biểu hiện:

- Vốn bằng tiền

- Vốn bằng hàng hóa

Theo vai trò đối với quá trình sản xuất kinh doanh

- Vốn lưu động trong dự trữ sản xuất

- Vốn lưu động trong khâu sản xuất

- Vốn lưu động trong lưu thông


Tài sản cố định Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Tài sản cố đình:
Tài sản lưu động Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Tài sản lưu động:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bộ hồ sơ quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp gồm những tài liệu nào? Mẫu Biên bản giao nhận tài sản cố định trong doanh nghiệp là mẫu nào?
Pháp luật
Tài sản cố định (TSCĐ) có được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không? Cần những điều kiện gì để được tính vào chi phí được trừ?
Pháp luật
04 tiêu chuẩn ghi nhận một tài sản là tài sản cố định hữu hình theo Chuẩn mực kế toán số 03 là gì?
Pháp luật
Nâng cấp tài sản cố định là gì? Chi phí doanh nghiệp chi ra để nâng cấp tài sản cố định có được hạch toán vào chi phí sản xuất không?
Pháp luật
Thuế giá trị gia tăng của tài sản cố định có được khấu trừ không? Và có các tài sản cố định nào không phải kê khai, tính nộp thuế?
Pháp luật
Hao mòn tài sản cố định là gì? Những tài sản cố định nào của doanh nghiệp không bắt buộc phải trích khấu hao?
Pháp luật
Giá trị còn lại của tài sản cố định là gì? Giá trị còn lại trên sổ sách kế toán của tài sản cố định được tính thế nào?
Pháp luật
Khoản chi khấu hao đối với tài sản cố định không được theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán có tính thuế thu nhập doanh nghiệp không?
Pháp luật
Tài sản cố định vô hình là gì? Khi sáp nhập doanh nghiệp tài sản cố định vô hình được kế toán ghi nhận ra sao?
Pháp luật
Tài sản cố định thuê tài chính là gì? Tài sản cố định thuê tài chính có phải thực hiện trích khấu hao hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tài sản cố định
Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Quyên Nguyễn Trần Hoàng Quyên Lưu bài viết
17,876 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tài sản cố định Tài sản lưu động
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: