Thẩm quyền xác định nợ xấu theo Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng thuộc về ai?
- Những khoản nợ nào được xem là nợ xấu theo Nghị quyết 42/2017/QH14?
- Chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân được quy định như thế nào?
- Mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại được quy định như thế nào? Chi nhánh và phòng giao dịch của ngân hàng được hiểu như thế nào?
- Thẩm quyền xác định nợ xấu theo Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng thuộc về ai?
Những khoản nợ nào được xem là nợ xấu theo Nghị quyết 42/2017/QH14?
Căn cứ Điều 4 Nghị quyết 42/2017/QH14 quy định về nợ xấu như sau:
- Nợ xấu quy định tại Nghị quyết này bao gồm:
+ Khoản nợ được hình thành và xác định là nợ xấu trước ngày 15 tháng 8 năm 2017;
+ Khoản nợ được hình thành trước ngày 15 tháng 8 năm 2017 và được xác định là nợ xấu trong thời gian Nghị quyết có hiệu lực.
Việc xác định khoản nợ là nợ xấu căn cứ vào Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này. Trường hợp cần thiết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, sửa đổi Phụ lục theo đề nghị của Chính phủ và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản khoản nợ là nợ xấu khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo quy định tại Nghị quyết này.
Như vậy, trách nhiệm xác nhận nợ xấu thuộc về tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu.
Chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 84 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
“Điều 84. Chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân
1. Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.
2. Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.
3. Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao, bảo vệ lợi ích của pháp nhân.
4. Việc thành lập, chấm dứt chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân phải được đăng ký theo quy định của pháp luật và công bố công khai.
5. Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền.
6. Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện.”
Thẩm quyền xác định nợ xấu theo Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng thuộc về ai?
Mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại được quy định như thế nào? Chi nhánh và phòng giao dịch của ngân hàng được hiểu như thế nào?
Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 3 Thông tư 21/2013/TT-NHNN quy định về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại bao gồm chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước; chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng 100% vốn ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
2. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc ngân hàng thương mại, hạch toán phụ thuộc, có con dấu, có nhiệm vụ thực hiện một hoặc một số chức năng của ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật.
3. Phòng giao dịch là đơn vị phụ thuộc ngân hàng thương mại, được quản lý bởi một chi nhánh ở trong nước của ngân hàng thương mại, hạch toán báo sổ, có con dấu, có địa điểm đặt trụ sở trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở chi nhánh quản lý. Phòng giao dịch không được thực hiện:
a) Quyết định cấp tín dụng cho một khách hàng vượt quá hai (02) tỷ đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ quy đổi tương đương, trừ trường hợp khoản cấp tín dụng được đảm bảo toàn bộ bằng tiền, thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá do chính ngân hàng thương mại phát hành, trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc nhà nước;
b) Cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế.”
Thẩm quyền xác định nợ xấu theo Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng thuộc về ai?
Căn cứ Mục 1 Công văn 1871/TCHQ-TXNK năm 2022 về câu trả lời của Tổng cục Hải quan xác định thẩm quyền xác định nợ xấu như sau:
Căn cứ các quy định nêu trên, Nghị quyết số 42/2017/QH14 không quy định cụ thể bộ phận/đơn vị của tổ chức tín dụng có thẩm quyền xác nhận nợ xấu của tổ chức tín dụng. Do đó, Tổng cục Hải quan căn cứ quy định nêu trên, các quy định khác có liên quan và việc phân cấp, phân quyền theo quy định nội bộ từng tổ chức tín dụng đối với hồ sơ vụ việc cụ thể để xác định thẩm quyền/phạm vi đại diện cho tổ chức tín dụng khi xác định nợ xấu theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 của tổ chức tín dụng cho phù hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?