Tăng cường công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi? Hộ sản xuất có gia súc phải bắt buộc tiêu hủy do mắc dịch bệnh sẽ được hỗ trợ 38.000 đồng/kg hơi?

Hiện nay có một số hộ gia đình chăn nuôi ở khu vực của tôi bị ảnh hưởng vì dịch tả lợn châu Phi. Chi phí thức ăn chăn nuôi khá cao đã gây ảnh hưởng đến mọi người. Chính phủ đã có những chỉ đạo gì để giúp đỡ người chăn nuôi hay chưa?

Chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ về việc phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi hiện nay?

Trong thời gian qua, dịch bệnh tả lợn châu Phi đã xuất hiện trở lại tại một số địa phương ở nước ta. Theo ghi nhận của các phương tiện thông tin đại chúng thì giá thức ăn chăn nuôi gia súc gần đây liên tục tăng mạnh do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi. Điều này đã gây ra không ít khó khăn cho bà con nông dân.

Nhằm khắc phục tình hình trên và thực hiện công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi tốt hơn, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã có những chỉ đạo tại Công văn 3514/VPCP-NN năm 2022 với những nội dung sau đây:

“1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các địa phương, cơ quan liên quan:
- Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc phòng, chống dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi; chủ động giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, bảo đảm phát hiện sớm, cảnh báo và chỉ đạo xử lý các ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan diện rộng;
- Chỉ đạo cơ quan chuyên môn thường xuyên theo dõi đàn lợn, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi; vệ sinh, tiêu độc khử trùng bằng vôi bột, hóa chất; đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh;
- Khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành.
- Đẩy mạnh phối hợp với các tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp trong nước trong việc nghiên cứu, sản xuất, quyết định lưu hành vắc xin phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi theo đúng thẩm quyền và quy định pháp luật.
2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở, ngành và các địa phương:
- Tiếp tục quyết liệt chỉ đạo, triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi, phát huy vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác phòng, chống, khống chế dịch bệnh theo chỉ đạo của Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ,Thủ tướng Chính phủ, tránh tình trạng chủ quan, lơ là để dịch bệnh tái phát, lây lan diện rộng.
- Củng cố và tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, nhất là tại cấp huyện, cấp xã theo đúng chủ trương của Đảng, quy định của Luật Thú y, các văn bản chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bảo đảm đủ năng lực để tổ chức chống dịch kịp thời, hiệu quả.
- Tăng cường thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức về tính chất nguy hiểm của bệnh dịch tả lợn châu Phi, nguy cơ dịch bệnh tái phát, lây lan và các biện pháp phòng dịch bệnh.”

Theo đó, việc triển khai công tác phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi được thực hiện theo nội dung chỉ đạo trên của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành.

Văn phòng Chính phủ chỉ đạo công tác phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi hiện nay?

Tăng cường công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi? Hộ sản xuất có gia súc phải bắt buộc tiêu hủy do mắc dịch bệnh sẽ được hỗ trợ 38.000 đồng/kg hơi?

Mức hỗ trợ đối với người chăn nuôi bị ảnh hưởng bởi dịch tả lợn châu Phi được thực hiện thế nào?

Căn cứ vào khoản 4 Điều 5 Nghị định 02/2017/NĐ-CP quy định về mức hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh như sau:

“Điều 5. Mức hỗ trợ
...
4. Hỗ trợ đối với nuôi gia súc, gia cầm:
a) Thiệt hại do thiên tai:
Gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) đến 28 ngày tuổi, hỗ trợ 10.000 - 20.000 đồng/con; trên 28 ngày tuổi, hỗ trợ 21.000 - 35.000 đồng/con;
Lợn đến 28 ngày tuổi, hỗ trợ 300.000 - 400.000 đồng/con; trên 28 ngày tuổi, hỗ trợ 450.000 - 1.000.000 đồng/con; lợn nái và lợn đực đang khai thác, hỗ trợ 2.000.000 đồng/con;
Bê cái hướng sữa đến 6 tháng tuổi, hỗ trợ 1.000.000 - 3.000.000 đồng/con; bò sữa trên 6 tháng tuổi, hỗ trợ 3.100.000 - 10.000.000 đồng/con;
Trâu, bò thịt, ngựa đến 6 tháng tuổi, hỗ trợ 500.000 - 2.000.000 đồng/con; trên 6 tháng tuổi, hỗ trợ 2.100.000 - 6.000.000 đồng/con;
Hươu, nai, cừu, dê: Hỗ trợ 1.000.000 - 2.500.000 đồng/con.
b) Thiệt hại do dịch bệnh:
Hỗ trợ trực tiếp cho các hộ sản xuất có gia súc, gia cầm phải tiêu hủy bắt buộc do mắc dịch bệnh hoặc trong vùng có dịch bắt buộc phải tiêu hủy với mức hỗ trợ cụ thể như sau:
Hỗ trợ 38.000 đồng/kg hơi đối với lợn;
Hỗ trợ 45.000 đồng/kg hơi đối với trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai;
Hỗ trợ 35.000 đồng/con gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng).”

Như vậy, mức hỗ trợ đối với các hộ chăn nuôi bị thiệt hại bởi dịch tả lợn châu Phi được thực hiện theo quy định trên.

Điều kiện để được nhận hỗ trợ do dịch tả lợn châu Phi gây ra?

Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 02/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện nhận hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

Các hộ sản xuất bị thiệt hại được xem xét hỗ trợ khi đáp ứng tất cả các điều kiện sau:

- Sản xuất không trái với quy hoạch, kế hoạch và hướng dẫn sản xuất nông nghiệp của chính quyền địa phương.

- Có đăng ký kê khai ban đầu được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đối với chăn nuôi tập trung (trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã) và nuôi trồng thủy sản (theo Mẫu số 6 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này) hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch (nếu có). Các hộ chăn nuôi tập trung kê khai trong thời gian 15 ngày kể từ khi bắt đầu chăn nuôi; trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được bản kê khai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận vào kê khai. Các hộ nuôi trồng thủy sản thực hiện kê khai và được xác nhận ngay khi thực hiện nuôi trồng.

- Thiệt hại xảy ra khi đã thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với thiên tai, dịch bệnh theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương.

- Thời điểm xảy ra thiệt hại:

+ Đối với thiên tai: Trong thời gian xảy ra thiên tai trên địa bàn được Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn địa phương xác nhận;

+ Đối với dịch bệnh: Trong khoảng thời gian từ khi công bố dịch đến khi công bố hết dịch. Trường hợp đặc biệt, ngay từ khi phát sinh ổ dịch đầu tiên (chưa đủ điều kiện công bố dịch) cần phải tiêu hủy gia súc, gia cầm theo yêu cầu của công tác phòng, chống dịch để hạn chế dịch lây lan thì thời điểm xảy ra thiệt hại là khoảng thời gian từ khi phát sinh ổ dịch đến khi kết thúc ổ dịch.

Theo đó, để được hưởng mức hỗ trợ thiệt hại do bệnh dịch tả lợn châu Phi mang lại thì hộ chăn nuôi phải đảm bảo đáp ứng tất cả các điều kiện theo quy định trên.

Dịch tả lợn châu Phi
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tăng cường công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi? Hộ sản xuất có gia súc phải bắt buộc tiêu hủy do mắc dịch bệnh sẽ được hỗ trợ 38.000 đồng/kg hơi?
Pháp luật
Việc sử dụng vắc xin phòng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dịch tả lợn châu Phi
1,438 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dịch tả lợn châu Phi
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào