Sự khác biệt giữa công chứng, chứng thực và lập vi bằng? Hình thức nào có giá trị pháp lý cao nhất?

Cho hỏi công chứng, chứng thực và lập vi bằng thì hình thức nào sẽ là hình thức có giá trị pháp lý cao nhất và nên lựa chọn hình thức nào? – Đây là câu hỏi của bạn Xuân Phận.

Công chứng, chứng thực, lập vi bằng là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật công chứng 2014 quy định về giải thích từ ngữ theo đó:

Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về giải thích từ ngữ theo đó chúng ta có thể hiểu:

- Chứng thực bản sao từ bản chính: Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.

- Chứng thực chữ ký: cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.

- Chứng thực hợp đồng, giao dịch: cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về giải thích từ ngữ theo đó:

Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.

Phân biệt công chứng, chứng thực và lập vi bằng? Hình thức nào là hình thức có giá trị pháp lý cao nhất?

Sự khác biệt giữa công chứng, chứng thực và lập vi bằng? Hình thức nào có giá trị pháp lý cao nhất? (Hình từ internet)

Phân biệt công chứng, chứng thực và lập vi bằng?

Công chứng, chứng thực và lập vi bằng khác nhau ở những điểm cơ bản được thể hiện thông qua bảng sau:

Công chứng, chứng thực và lập vi bằng, hình thức nào có giá trị pháp lý cao nhất?

Dựa vào những phân tích nêu trên, chúng ta có thể thấy văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

Những văn bản đó có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu. Vì vậy hình thức công chứng được xem là có giá trị pháp lý cao hơn so với chứng thực và lập vi bằng.

Đồng thời, tùy theo tính chất của từng trường hợp cụ thể, người yêu cầu có thể lựa chọn Công chứng, chứng thực hoặc lập vi bằng để đạt hiệu quả cao nhất.

Công chứng TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG CHỨNG
Vi bằng
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Điều kiện nào để trở thành phiên dịch cho văn phòng công chứng? Các hoạt động của phiên dịch trong văn phòng công chứng bao gồm những gì?
Pháp luật
Thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch 2024 thực hiện như thế nào? Người yêu cầu công chứng là ai?
Pháp luật
Khi không thể đến văn phòng công chứng để thực hiện việc công chứng hợp đồng đặt cọc thì có được ủy quyền không?
Pháp luật
Bản sao giấy tờ chứng thực có giá trị sử dụng trong thời hạn bao lâu theo quy định mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Hợp đồng mua bán nhà, đất có hiệu lực khi nào? Nên công chứng hợp đồng mua bán nhà, đất tại văn phòng công chứng tư nhân hay phòng công chứng nhà nước?
Pháp luật
Thống nhất duy trì 02 mô hình của tổ chức hành nghề công chứng tại Dự án Luật Công chứng (sửa đổi) theo chỉ đạo mới nhất của Chính phủ đúng không?
Pháp luật
Ký tên thay người yêu cầu công chứng hợp đồng không biết chữ thì bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Văn bản công chứng và vi bằng là gì? Văn bản công chứng và vi bằng, văn bản nào có giá trị pháp lý cao hơn?
Pháp luật
Đề xuất bổ sung quy trình công chứng trên môi trường điện tử cụ thể như thế nào? Thời hạn công chứng theo quy định hiện hành là bao lâu?
Pháp luật
Công chứng bằng Ielts ở Ủy ban nhân dân xã được không? Thời gian thực hiện công chứng là bao lâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công chứng
2,836 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công chứng Vi bằng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào