Sắp tới, doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ hoặc sử dụng nhiều lao động nữ sẽ được hỗ trợ 100% phí đào tạo?

Tôi là nữ, sắp tới có ý định mở một công ty nhỏ để kinh doanh, nghe nói có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ học quản trị doanh nghiệp, không biết trường hợp của tôi được hỗ trợ như thế nào? Tôi cảm ơn!

Chuyên đề đào tạo khoá quản trị doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa như thế nào?

Theo Mục 2 Phụ lục 3.1 ban hành kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BKHĐT quy định về chuyên đề đào tạo khởi sự kinh doanh bao gồm:

Đào tạo về quản trị doanh nghiệp cơ bản:

- Quản trị nhân sự;

- Quản trị tài chính, chi phí;

- Quản trị sản xuất, công nghệ;

- Quản trị marketing, bán hàng, thị trường, chuỗi cung ứng;

- Quản trị rủi ro;

- Quản trị hệ thống thông tin nội bộ;

- Quản trị chiến lược;

- Các nội dung về chuyển đổi số liên quan đến quản trị doanh nghiệp;

- Đào tạo phát triển các kỹ năng, tâm lý cho người lao động, cán bộ quản lý;

- Các chuyên đề khác liên quan đến quá trình sản xuất, kinh doanh, vận hành doanh nghiệp.

Đào tạo về quản trị doanh nghiệp chuyên sâu

- Các chuyên đề nên trên với nội dung chuyên sâu theo từng loại hình doanh nghiệp, theo từng ngành hàng, từng sản phẩm.

- Đào tạo giám đốc điều hành (CEO);

+ giám đốc sản xuất (CPO);

+ giám đốc tài chính (CFO);

+ giám đốc nhân sự (CHRO);

+ giám đốc kinh doanh (CCO);

+ Giám đốc vận hành (COO).

Hỗ trợ 70% chi phí đào tạo quản trị cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, 100% phí đào tạo cho doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, sử dụng nhiều lao động nữ?

Sắp tới, doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ hoặc sử dụng nhiều lao động nữ sẽ được hỗ trợ 100% phí đào tạo?

Hỗ trợ đào tạo về quản trị doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa như thế nào?

Theo Điều 14 Nghị định 80/2021/NĐ-CP quy định hỗ trợ đào tạo về quản trị doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:

- Đào tạo trực tiếp:

+ Hỗ trợ 100% tổng chi phí của một khóa đào tạo về khởi sự kinh doanh và tối đa 70% tổng chi phí của một khoá quản trị doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;

+ Miễn học phí cho học viên của doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động nữ và doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp xã hội khi tham gia khóa đào tạo quản trị doanh nghiệp.

- Hỗ trợ đào tạo trực tuyến quản trị doanh nghiệp

+ Miễn phí truy cập và tham gia các bài giảng trực tuyến có sẵn trên hệ thống đào tạo trực tuyến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Doanh nghiệp nhỏ và vừa truy cập hệ thống đào tạo trực tuyến để học tập theo thời gian phù hợp. Hệ thống đào tạo trực tuyến bao gồm nền tảng quản trị đào tạo trực tuyến, nền tảng đào tạo trực tuyến và hệ thống nội dung bài giảng trực tuyến.

+ Kinh phí để Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, duy trì, nâng cấp hệ thống đào tạo trực tuyến; khảo sát về nhu cầu đào tạo trực tuyến, truyền thông, quảng bá hệ thống đào tạo trực tuyến cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được tổng hợp trong kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa hằng năm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có).

+ Miễn phí tham gia các khoá đào tạo trực tuyến, tương tác trực tiếp với doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua các công cụ dạy học trực tuyến có sẵn ứng dụng trên các thiết bị điện tử thông minh của đối tượng được đào tạo (Zoom Cloud Meeting, Microsoft Teams, Google Classroom và các công cụ khác).

Như vậy, doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ tối đa 70% , doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động nữ được miễn phí tổng chi phí của một khoá quản trị doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Quy trình tổ chức khóa đào tạo quản trị doanh nghiệp như thế nào?

Theo Mục 2 Phụ lục 3.2 ban hành kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BKHĐT quy định về chuyên đề đào tạo khởi sự kinh doanh bao gồm:

Bước 1. Chuẩn bị tổ chức khóa đào tạo:

- Đơn vị đào tạo khảo sát nhu cầu đào tạo của DNNVV (nếu cần) và thực hiện chiêu sinh:

+ Hoạt động khảo sát gồm: gửi phiếu khảo sát, gọi điện thoại, đến trực tiếp doanh nghiệp để tìm hiểu và nắm bắt nhu cầu đào tạo.

+ Hoạt động chiêu sinh gồm: gọi điện thoại, gửi thư mời, đăng thông tin quảng cáo về khóa đào tạo trên các phương tiện thông tin, truyền thông hoặc thuê bên cung cấp để thực hiện chiêu sinh trọn gói.

- DNNVV điền Phiếu đăng ký theo Mẫu 1 Phụ lục 3.3 Thông tư này để cử người lao động, người quản lý các bộ phận chuyên môn, người quản lý điều hành của doanh nghiệp tham gia khóa đào tạo.

- Đơn vị đào tạo lập danh sách học viên và tìm giảng viên, báo cáo viên phù hợp.

Bước 2. Tổ chức khóa đào tạo:

- Đối với đơn vị đào tạo:

- Quyết định tổ chức khóa đào tạo: Lãnh đạo đơn vị đào tạo ban hành quyết định về việc tổ chức khóa đào tạo gồm các nội dung sau: tên chuyên đề đào tạo (kèm theo bộ tài liệu giảng dạy, tài liệu tham khảo); thời gian, địa điểm tổ chức khóa đào tạo; chương trình đào tạo theo từng ngày; danh sách giảng viên, cộng tác viên tham gia giảng dạy (kèm theo lý lịch giảng viên, cộng tác viên); danh sách học viên tham dự; dự toán kinh phí khóa đào tạo; danh sách cán bộ quản lý khóa đào tạo.

- Mời giảng viên, báo cáo viên:

+ Trường hợp giảng viên, báo cáo viên giảng dạy trực tiếp toàn bộ: thực hiện đưa đón, bố trí ăn, nghỉ cho giảng viên, báo cáo viên; chi trả thù lao giảng dạy của giảng viên, báo cáo viên.

+ Trường hợp giảng viên, báo cáo viên giảng dạy trực tuyến toàn bộ: chi trả thù lao giảng dạy của giảng viên, báo cáo viên. Đơn vị đào tạo có thể chuẩn bị một phòng giảng dạy tiêu chuẩn với đầy đủ công cụ và thiết bị đặc thù, đường truyền, chuẩn bị giải khát cho giảng viên, báo cáo viên, bố trí cán bộ hỗ trợ kỹ thuật phục vụ việc giảng dạy trực tuyến của giảng viên, báo cáo viên (nếu cần).

+ Trường hợp giảng viên giảng dạy cả trực tiếp và trực tuyến: chuẩn bị các nội dung cần thiết cho việc giảng dạy trực tiếp, trực tuyến của giảng viên, báo cáo viên theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1.2 Bước 2 Mục 1 Phụ lục 3.2 Thông tư này tương ứng với thời gian giảng dạy trực tiếp, trực tuyến.

- Chuẩn bị tài liệu học tập cho học viên học trực tiếp; chuẩn bị tài liệu học tập bản điện tử cho học viên học trực tuyến.

- Chuẩn bị văn phòng phẩm cho học viên học trực tiếp (nếu cần).

- Chuẩn bị hội trường và hậu cần phục vụ khóa học:

+ Trường hợp 100% học viên học trực tiếp: chuẩn bị hội trường, máy tính, máy chiếu và các thiết bị phục vụ giảng dạy trực tiếp; bố trí dịch vụ điện, nước, vệ sinh, trông giữ xe.

+ Trường hợp có từ 30% học viên học trực tiếp, số còn lại học trực tuyến: Đối với các học viên học trực tiếp: chuẩn bị c ác nội dung quy định tại điểm a khoản 1.5 bước 2 Mục 1 Phụ lục 3.2 Thông tư này phù hợp với quy mô học viên. Đối với học viên học trực tuyến: thuê, mua đường truyền; thuê, mua công cụ và thiết bị đặc thù phục vụ đào tạo trực tuyến phù hợp với quy mô học viên.

- Tổ chức khai giảng: hoa tươi, băng-rôn, khuyến khích sử dụng phông ảnh điện tử.

- Chuẩn bị giải khát giữa giờ cho học viên học trực tiếp.

- Trường hợp đi thăm doanh nghiệp trong nước: đi khảo sát doanh nghiệp dự kiến đến thực tế; bố trí phương tiện đưa đón học viên từ nơi học đến địa điểm thực tế; mời báo cáo viên trình bày tại buổi thực tế; bố trí nơi ăn, nghỉ cho học viên trong trường hợp chuyến đi thực tế kéo dài hơn 1 ngày tại địa điểm ở xa nơi tổ chức đào tạo

- Đối với học viên học trực tiếp: lập danh sách điểm danh, ký xác nhận tham gia khóa học theo từng buổi

- Đối với học viên học trực tuyến: có hình ảnh minh chứng tham gia khóa học theo từng buổi.

- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên theo hình thức thuyết trình hoặc kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm hoặc hình thức tự luận hoặc kết hợp các hình thức trên.

- Cấp chứng nhận đã tham gia khóa đào tạo cho học viên nếu có nhu cầu. Nội dung chứng nhận bao gồm thông tin của học viên, thông tin khóa đào tạo thuộc chương trình hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho DNNVV-Luật Hỗ trợ DNNVV.

- Lưu trữ tư liệu, hình ảnh minh chứng việc tổ chức khóa đào tạo.

Thông tư Thông tư 06/2022/TT-BKHĐT có hiệu lực từ ngày 25/06/2022.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành được ngân hàng cho vay từ nguồn vốn của Quỹ khi đáp ứng các điều kiện nào?
Pháp luật
Việc cấp bù lãi suất đối với khoản vay của doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị được thực hiện thông qua cơ quan nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành được hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ công nghệ như thế nào?
Pháp luật
Điều kiện để chuỗi phân phối sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa là đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư?
Pháp luật
Doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán thì báo cáo tài chính phải trình bày thế nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp nhỏ và vừa có phải thông báo cho cơ quan thuế khi lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán?
Pháp luật
Bên bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa có được quyền không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi bên nhận bảo lãnh chưa thực hiện mọi biện pháp thu hồi nợ hay không?
Pháp luật
Mẫu bảng thanh toán tiền làm thêm giờ áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Trường hợp doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng vốn vay không đúng như cam kết trong Hợp đồng tín dụng thì sẽ bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Mẫu thông báo về việc giải thể quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mới nhất hiện nay như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Doanh nghiệp nhỏ và vừa
656 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: