Quy mô chăm sóc tại cơ sở trợ giúp xã hội từ năm 2020 đến năm 2030 theo Quyết định 966/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ như thế nào?

Quy mô chăm sóc tại cơ sở trợ giúp xã hội từ năm 2020 đến năm 2030 theo Quyết định 966/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ như thế nào? Thắc mắc của anh H.T ở Đà Nẵng.

Quy mô chăm sóc tại cơ sở trợ giúp xã hội từ năm 2020 đến năm 2030 theo Quyết định 966/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ như thế nào?

Căn cứ tại Mục 3 Chương III Quyết định 966/QĐ-TTg năm 2023, Thủ tướng Chính phủ quy định về quy mô chăm sóc tại cơ sở trợ giúp xã hội từ năm 2020 đến năm 2030 như sau:

- Bảo đảm cung cấp dịch vụ chăm sóc tại cơ sở trợ giúp xã hội cho người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, lang thang, cơ nhỡ, nâng công suất chăm sóc tại cơ sở từ 45.000 người năm 2020 lên 65.000 người năm 2030, trong đó công suất chăm sóc tại các cơ sở ngoài công lập tăng từ 30.000 người năm 2020 lên tối thiểu 42.000 người năm 2030, cụ thể:

+ Người cao tuổi được chăm sóc tại cơ sở trợ giúp xã hội đạt tối thiểu 10.000 người vào năm 2030.

+ Người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí được chăm sóc và phục hồi chức năng tại cơ sở trợ giúp xã hội đạt tối thiểu 10.000 người vào năm 2030.

+ Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc tại cơ sở trợ giúp xã hội đạt tối thiểu 15.000 người vào năm 2030.

+ Người khuyết tật được chăm sóc tại cơ sở trợ giúp xã hội đạt tối thiểu 10.000 người năm 2030.

+ Tại các cơ sở xã hội tổng hợp và trung tâm công tác xã hội, số người được chăm sóc đạt tối thiểu 20.000 người vào năm 2030.

- Bảo đảm cung cấp dịch vụ cho tất cả các đối tượng cai nghiện tại các cơ sở cai nghiện ma túy từ 38.000 học viên năm 2020 lên 86.000 học viên năm 2030.

Quy mô chăm sóc tại cơ sở trợ giúp xã hội từ năm 2020 đến năm 2030 theo Quyết định 966/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ như thế nào? (Hình từ internet)

Đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn gồm có những ai?

Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Nghị định 20/2021/NĐ-CP, quy định như sau:

Đối tượng bảo trợ xã hội được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội (sau đây gọi chung là cơ sở trợ giúp xã hội)
1. Đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bao gồm:
a) Đối tượng quy định tại các khoản 1 và 3 Điều 5 của Nghị định này thuộc diện khó khăn không tự lo được cuộc sống và không có người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng;
b) Người cao tuổi thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về người cao tuổi;
c) Trẻ em khuyết tật, người khuyết tật thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.
2. Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp bao gồm:
a) Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động;
b) Trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú;
c) Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Người chưa thành niên, người không còn khả năng lao động là đối tượng thuộc diện chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
4. Thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội tối đa không quá 03 tháng. Trường hợp quá 3 tháng mà không thể đưa đối tượng trở về gia đình, cộng đồng thì cơ quan quản lý cấp trên của cơ sở trợ giúp xã hội xem xét, quyết định giải pháp phù hợp.
5. Đối tượng tự nguyện sống tại cơ sở trợ giúp xã hội bao gồm:
a) Người cao tuổi thực hiện theo hợp đồng ủy nhiệm chăm sóc;
b) Người không thuộc diện quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, không có điều kiện sống tại gia đình, có nhu cầu vào sống tại cơ sở trợ giúp xã hội.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn gồm có những đối tượng sau:

- Đối tượng quy định tại các khoản 1 và 3 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP thuộc diện khó khăn không tự lo được cuộc sống và không có người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng;

- Người cao tuổi thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về người cao tuổi;

- Trẻ em khuyết tật, người khuyết tật thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.

Mức chuẩn trợ giúp xã hội hiện nay là bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Mức chuẩn trợ giúp xã hội
1. Mức chuẩn trợ giúp xã hội là căn cứ xác định mức trợ cấp xã hội, mức hỗ trợ kinh phí nhận chăm sóc, nuôi dưỡng; mức trợ cấp nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội và các mức trợ giúp xã hội khác.
2. Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 là 360.000 đồng/tháng.
Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tốc độ tăng giá tiêu dùng và tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp; bảo đảm tương quan chính sách đối với các đối tượng khác.
...

Như vậy, theo như nội dung nêu trên thì mức chuẩn trợ giúp xã hội hiện nay là: 360.000 đồng/tháng.

Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tốc độ tăng giá tiêu dùng và tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp; bảo đảm tương quan chính sách đối với các đối tượng khác.

Cơ sở trợ giúp xã hội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu tờ khai đề nghị cấp giấy phép hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Mẫu tờ khai đăng ký thành lập cơ sở trợ giúp xã hội mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị giải thể cơ sở trợ giúp xã hội mới nhất hiện nay theo quy định pháp luật như thế nào?
Pháp luật
Người lớn tuổi có hoàn cảnh gia đình tương đối khó khăn có được đăng ký sống tại cơ sở trợ giúp xã hội hay không?
Pháp luật
Cơ sở trợ giúp xã hội phải cho trẻ em tiếp xúc, làm quen với gia đình nhận chăm sóc thay thế ít nhất mấy lần trước khi được nhận nuôi?
Pháp luật
Người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội phải lập danh sách, hồ sơ trẻ em đang được chăm sóc tại cơ sở có nhu cầu được nhận chăm sóc thay thế trong thời gian nào?
Pháp luật
Kể từ khi tiếp nhận đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp thì cơ sở trợ giúp xã hội phải hoàn thiện các thủ tục hồ sơ tiếp nhận trong bao nhiêu ngày?
Pháp luật
Trẻ em từ đủ 16 tuổi được nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội sẽ được tiếp tục được nuôi dưỡng tại cơ sở trong trường hợp nào?
Pháp luật
Cơ sở trợ giúp xã hội không có khả năng cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội phù hợp cho đối tượng có phải là điều kiện để dừng trợ giúp xã hội không?
Pháp luật
Cơ sở trợ giúp xã hội có phải lập biên bản bàn giao đối tượng về gia đình khi dừng trợ giúp xã hội hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ sở trợ giúp xã hội
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
803 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cơ sở trợ giúp xã hội
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: