Quy định về bảo vệ quyền lợi của người bán sử dụng phương thức giao dịch điện tử hiện nay như thế nào?

Quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người bán sử dụng phương thức giao dịch điện tử như thế nào? - Phương Thảo (Thái Nguyên)

Nguyên tắc chung khi sử dụng giao dịch điện tử như thế nào?

Tại khoản 6 Điều 4 Luật Giao dịch điện tử 2005 định nghĩa giao dịch điện tử là giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử.

Việc tiến hành giao dịch điện tử phải đảm bảo các nguyên tắc theo quy định tại Điều 5 Luật Giao dịch điện tử 2005 bao gồm:

+ Tự nguyện lựa chọn sử dụng phương tiện điện tử để thực hiện giao dịch;

+ Tự thỏa thuận về việc lựa chọn loại công nghệ để thực hiện giao dịch điện tử;

+ Không một loại công nghệ nào được xem là duy nhất trong giao dịch điện tử;

+ Bảo đảm sự bình đẳng và an toàn trong giao dịch điện tử;

+ Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng;

+ Giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước phải tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 40 Luật Giao dịch điện tử 2005.

Quy định về bảo vệ quyền lợi của người bán sử dụng phương thức giao dịch điện tử hiện nay như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)

Trách nhiệm của người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử là gì?

Quy định tại Điều 37 Nghị định 52/2013/NĐ-CP, người bán trên sao dịch thương mại điện tử có những trách nhiệm sau đây:

- Cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin quy định tại Điều 29 Nghị định này cho thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử khi đăng ký sử dụng dịch vụ;

- Cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa, dịch vụ theo quy định từ Điều 30 đến Điều 34 Nghị định 52/2013/NĐ-CP khi bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử;

- Đảm bảo tính chính xác, trung thực của thông tin về hàng hóa, dịch vụ cung cấp trên sàn giao dịch thương mại điện tử;

- Thực hiện các quy định tại Mục 2 Chương II Nghị định 52/2013/NĐ-CP khi ứng dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên sàn giao dịch thương mại điện tử;

- Cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của mình khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ hoạt động thống kê thương mại điện tử;

- Tuân thủ quy định của pháp luật về thanh toán, quảng cáo, khuyến mại, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các quy định của pháp luật có liên quan khác khi bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử;

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.

Quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người bán sử dụng phương thức giao dịch điện tử như thế nào?

Pháp luật hiện hành không có quy định riêng về việc bảo vệ quyền lợi của người bán sử dụng phương thức giao dịch điển tử. Tuy nhien, có thể xem xét bảo vệ quyền lợi của người bán thông qua trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử Theo Điều 36 Nghị định 52/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP như sau:

- Đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử theo quy định tại Mục 2 Chương IV Nghị định 52/2013/NĐ-CP và công bố các thông tin về người sở hữu website theo quy định tại Điều 29 Nghị định 52/2013/NĐ-CP trên trang chủ website.

- Xây dựng và công bố công khai trên website quy chế hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử theo quy định tại Điều 38 Nghị định này; theo dõi và bảo đảm việc thực hiện quy chế đó trên sàn giao dịch thương mại điện tử.

- Yêu cầu người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử cung cấp thông tin theo quy định tại Điều 29 Nghị định 52/2013/NĐ-CP khi đăng ký sử dụng dịch vụ. Với người bán nước ngoài, các tên riêng được phiên âm tiếng Việt hoặc thể hiện bằng ký tự La tinh.

- Có cơ chế kiểm tra, giám sát để đảm bảo việc cung cấp thông tin của người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử được thực hiện chính xác, đầy đủ.

- Lưu trữ thông tin đăng ký của các thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử và thường xuyên cập nhật những thông tin thay đổi, bổ sung có liên quan.

- Thiết lập cơ chế cho phép thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử thực hiện được quy trình giao kết hợp đồng theo quy định tại Mục 2 Chương II Nghị định 52/2013/NĐ-CP nếu website có chức năng đặt hàng trực tuyến.

- Áp dụng các biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh của thương nhân, tổ chức, cá nhân và thông tin cá nhân của người tiêu dùng.

- Có biện pháp xử lý kịp thời khi phát hiện hoặc nhận được phản ánh về hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên sàn giao dịch thương mại điện tử:

+ Ngăn chặn và loại bỏ khỏi website những thông tin mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật;

+ Gỡ bỏ thông tin về hàng hóa, dịch vụ vi phạm pháp luật trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

+ Phối hợp với các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ rà soát và gỡ bỏ các sản phẩm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy trình, thủ tục công bố tại Quy chế hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử;

+ Cảnh cáo hoặc từ chối cung cấp dịch vụ có thời hạn hoặc vĩnh viễn đối với những cá nhân, thương nhân, tổ chức có hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật;

+ Các biện pháp khác theo Quy chế hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử.

- Hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước điều tra, xử lý các hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật và giải quyết tranh chấp, khiếu nại.

+ Cung cấp thông tin về đối tượng có dấu hiệu, hành vi vi phạm pháp luật trên sàn giao dịch thương mại điện tử cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện hoặc nhận được các thông tin nêu trên;

+ Thường xuyên cập nhật từ khóa theo khuyến cáo từ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và lọc thông tin theo từ khóa trước khi thông tin về hàng hóa, dịch vụ hiển thị trên website;

+ Tiếp nhận, phản hồi thông tin để giải quyết khiếu nại, phản ánh và tranh chấp liên quan đến sàn giao dịch thương mại điện tử tại Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ online.gov.vn.

- Công bố công khai cơ chế giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình giao dịch trên sàn giao dịch thương mại điện tử.

- Đối với những sàn giao dịch thương mại điện tử có chức năng đặt hàng trực tuyến, ngoài các nghĩa vụ trên, thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử có trách nhiệm:

+ Chỉ định đầu mối tiếp nhận yêu cầu và cung cấp thông tin trực tuyến cho cơ quan quản lý nhà nước về các đối tượng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; đầu mối này sẽ cung cấp thông tin trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm tiếp nhận yêu cầu để kịp thời phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo;

+ Đại diện cho người bán nước ngoài trên sàn giao dịch thương mại điện tử giải quyết các khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến hàng hóa, dịch vụ do thương nhân nước ngoài cung cấp và có trách nhiệm thông báo nghĩa vụ thuế của người bán nước ngoài khi tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử theo quy định của pháp luật Việt Nam;

+ Là đầu mối tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại của người tiêu dùng trong trường hợp một giao dịch thực hiện trên sàn giao dịch thương mại điện tử có nhiều hơn 02 bên tham gia;

+ Lưu trữ thông tin về các giao dịch đặt hàng được thực hiện trên sàn giao dịch thương mại điện tử theo quy định của pháp luật về kế toán;

+ Liên đới bồi thường thiệt hại trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ quy định tại các khoản 8, khoản 9 Điều 36 Nghị định 52/2013/NĐ-CP mà gây thiệt hại.

Giao dịch điện tử
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Dịch vụ người trung gian trong giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính là gì và sử dụng như thế nào?
Pháp luật
Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính là gì và phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Pháp luật
Chữ ký số đối với giao dịch điện tử trong hoạt động của các cơ quan đảng được sử dụng như thế nào?
Pháp luật
Giao dịch điện tử trong hoạt động của các cơ quan đảng là gì? Nguyên tắc chung thực hiện giao dịch?
Pháp luật
Bảo đảm an toàn trong giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính được quy định như thế nào mới nhất?
Pháp luật
Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính là ai và có trách nhiệm như thế nào?
Pháp luật
Phiếu lệnh điện tử là gì? Phiếu lệnh điện tử phải được lưu trữ ở dạng nguyên bản ít nhất bao nhiêu năm?
Pháp luật
Năm 2024 Luật Giao dịch điện tử 2023 sẽ có nhiều văn bản hướng dẫn thi hành được ban hành theo Quyết định 1198/QĐ-TTg?
Pháp luật
08 hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử mới nhất là những hành vi nào? Tài khoản giao dịch điện tử được sử dụng để làm gì?
Pháp luật
Từ ngày 01/07/2024, chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử có trách nhiệm như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giao dịch điện tử
2,834 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giao dịch điện tử
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: