QCVN 54: 2019/BGTVT về phân cấp và đóng tàu biển cao tốc thế nào? Quy định về kiểm tra trong đóng tàu biển cao tốc ra sao?

QCVN 54: 2019/BGTVT về phân cấp và đóng tàu biển cao tốc thế nào? Quy định về kiểm tra trong đóng tàu biển cao tốc ra sao? Thắc mắc của anh M.Q ở Đà Nẵng.

QCVN 54: 2019/BGTVT về phân cấp và đóng tàu biển cao tốc thế nào? Quy định về kiểm tra phân cấp trong đóng mới tàu biển cao tốc ra sao?

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 54: 2019/BGTVT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển cao tốc) do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn và trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư 25/2020/TT-BGTVT ngày 14/10/2020.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 54: 2019/BGTVT thay thế QCVN 54: 2015/BGTVT. QCVN 54: 2015/BGTVT vẫn được áp dụng các quy định có liên quan đối với các tàu hiện có.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 54: 2019/BGTVT áp dụng cho việc đóng, kiểm tra, phân cấp và đăng ký kỹ thuật tàu biển cao tốc được định nghĩa ở 1.2.2-2.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 54: 2019/BGTVT không áp dụng cho các tàu hàng lỏng, tàu chở xô khí hóa lỏng, tàu chở xô hóa chất nguy hiểm.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 54: 2019/BGTVT áp dụng đối với tổ chức và cá nhân có hoạt động liên quan đến các tàu thuộc phạm vi điều chỉnh nêu tại 1.1.1 là Cục Đăng kiểm Việt Nam; các chủ tàu; cơ sở thiết kế, đóng mới, hoán cải, phục hồi, sửa chữa và khai thác tàu.

QCVN 54: 2019/BGTVT về phân cấp và đóng tàu biển cao tốc thế nào? Quy định về kiểm tra trong đóng tàu biển cao tốc ra sao?

QCVN 54: 2019/BGTVT về phân cấp và đóng tàu biển cao tốc thế nào? Quy định về kiểm tra trong đóng tàu biển cao tốc ra sao? (Hình từ internet)

Tàu biển cao tốc là gì?

Căn cứ tại tiểu mục 1.2.2 Mục 1.2 Chương I Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 54: 2019/BGTVT quy định tàu biển cao tốc là tàu có tốc độ lớn nhất được tính bằng mét/giây (m/s) hoặc hải lý/giờ (kt), bằng hoặc lớn hơn trị số tính theo công thức sau đây:

Trong đó:

D: thể tích lượng chiếm nước tương ứng với đường nước chở hàng thiết kế cao nhất (m3).

Tàu biển cao tốc không bao gồm những tàu hoạt động ở chế độ lướt mà thân tàu tách hoàn toàn khỏi mặt nước do lực nâng khí động học tạo ra bởi hiệu ứng bề mặt.

Đối với các tàu có chiều dài như định nghĩa ở -4 dưới đây nhỏ hơn 24 mét và không phải là tàu khách thì có thể không cần coi là tàu biển cao tốc theo Quy chuẩn này.

Quy định về kiểm tra trong đóng tàu biển cao tốc ra sao?

Căn cứ tại Mục 1.1 Chương I Phần 1B Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 54: 2019/BGTVT, quy định về kiểm tra trong đóng mới tàu biển cao tốc như sau:

- Kiểm tra phân cấp:

+ Tất cả các tàu mang cấp của Đăng kiểm phải trải qua các đợt kiểm tra phân cấp do đăng kiểm viên tiến hành phù hợp với các yêu cầu quy định ở Chương 2 của Phần này.

+ Không được lắp đặt mới các vật liệu có chứa a-mi-ăng.

- Kiểm tra chu kỳ và kiểm tra máy tàu theo kế hoạch:

+ Tất cả các tàu mang cấp của Đăng kiểm phải trải qua các đợt kiểm tra chu kỳ và kiểm tra máy tàu theo kế hoạch do đăng kiểm viên tiến hành phù hợp với các yêu cầu quy định ở Chương 3 của Phần này.

+ Theo đề nghị của Chủ tàu, Đăng kiểm sẽ xem xét việc áp dụng các yêu cầu về kiểm tra trong các trường hợp đặc biệt.

+ Trong trường hợp tàu được thay đổi hoặc hoán cải có ảnh hưởng đến hạng mục/nội dung kiểm tra quy định ở 1.1.1, thì các nội dung thay đổi của tàu phải được Đăng kiểm kiểm tra phù hợp với các yêu cầu liên quan của Quy chuẩn này.

- Kiểm tra bất thường:

+ Tất cả các tàu đã được Đăng kiểm phân cấp phải chịu sự kiểm tra bất thường khi một trong các điều kiện từ (1) đến (6) dưới đây xảy ra mà không trùng vào các thời điểm kiểm tra hàng năm, kiểm tra trung gian hoặc kiểm tra định kỳ hoặc kiểm tra máy tàu theo kế hoạch. Tại các đợt kiểm tra bất thường, các đợt điều tra, kiểm tra thử hoạt động của các đối tượng liên quan phải thoả mãn yêu cầu của đăng kiểm viên. Nếu kiểm tra hàng năm, kiểm tra trung gian, kiểm tra định kỳ được thực hiện cùng với các đối tượng riêng của kiểm tra bất thường thì đợt kiểm tra bất thường có thể được bỏ qua.

++ Khi các bộ phận chính của thân tàu, máy móc, thiết bị quan trọng hoặc các phụ tùng đã được Đăng kiểm kiểm tra bị hư hỏng, phải sửa chữa hoặc phải thay mới;

++ Khi đường nước chở hàng đã bị thay đổi hoặc được kẻ mới;

++ Khi thay đổi mà ảnh hưởng đến tính ổn định của tàu;

++ Khi chủ tàu yêu cầu kiểm tra;

++ Khi kiểm tra được thực hiện để xác nhận rằng tàu đã đóng thỏa mãn các yêu cầu mới của Quy chuẩn có hiệu lực áp dụng trở về trước cho cả tàu đã đóng;

++ Bất cứ việc kiểm tra nào mà Đăng kiểm hoặc chủ tàu cho là cần thiết.

- Tàu ngừng hoạt động:

+ Tàu đã ngừng hoạt động không phải chịu sự kiểm tra duy trì cấp tàu như quy định ở 1.1.2. Tuy nhiên theo yêu cầu của chủ tàu, có thể kiểm tra bất thường.

+ Khi tàu ngừng hoạt động dự định hoạt động trở lại, phải thực hiện việc kiểm tra sau đây và kiểm tra các hạng mục được hoãn lại trước đây do tàu ngừng hoạt động, nếu có.

++ Nếu tàu đang ngừng hoạt động mà chưa đến đúng hạn kiểm tra chu kỳ hoặc kiểm tra máy theo kế hoạch, thì phải tiến hành các nội dung kiểm tra tương đương với đợt kiểm hàng năm như nêu ở 3.3 và 3.6, tương ứng với tuổi của tàu;

++ Nếu tàu đang ngừng hoạt động mà đã quá hạn kiểm tra chu kỳ hoặc kiểm tra máy theo kế hoạch, thì về nguyên tắc, phải tiến hành đợt kiểm tra chu kỳ hoặc kiểm tra máy theo kế hoạch này. Tuy nhiên, trong trường hợp hai đợt kiểm tra chu kỳ hoặc kiểm tra máy theo kế hoạch trở lên đã quá hạn thì phải tiến hành đợt kiểm tra nào có nội dung quan trọng hơn.

+ Nếu kiểm tra được thực hiện như -2(2) trên là đợt kiểm tra định kỳ, thì phải thực hiện hoặc kiểm tra định kỳ đã quá hạn hoặc đợt kiểm tra định kỳ tiếp theo. Trong trường hợp này, hiệu lực của Giấy chứng nhận phân cấp sẽ được xác định như sau:

++ Nếu thực hiện đợt kiểm tra định kỳ đã quá hạn, giấy chứng nhận mới sẽ có hiệu lực từ ngày cấp nó với thời hạn không quá 5 năm tính từ ngày hết hạn của giấy chứng nhận trước.

++ Nếu thực hiện đợt kiểm tra định kỳ kế tiếp, giấy chứng nhận sẽ có hiệu lực từ ngày cấp nó với thời hạn không quá 5 năm tính từ ngày hoàn thành kiểm tra định kỳ.

- Thử xác nhận máy tàu:

+ Khi kiểm tra định kỳ, phải thử tại đà với sự có mặt của đăng kiểm viên để khẳng định hoạt động thỏa mãn của máy chính và máy phụ. Nếu có sửa chữa lớn đối với máy chính hoặc máy phụ hoặc thiết bị lái thì đăng kiểm viên có thể yêu cầu thử đường dài nếu thấy cần.

+ Đối với tàu có thời hạn kiểm tra trên đà được kéo dài, đăng kiểm viên có thể xem xét yêu cầu thử tại đà để khẳng định hoạt động thỏa mãn của máy chính và máy phụ. Nếu có sửa chữa lớn đối với máy chính hoặc máy phụ hoặc thiết bị lái, thì đăng kiểm viên có thể yêu cầu thử đường dài nếu thấy cần.

- Kiểm tra không theo kế hoạch:

Các tàu đã được phân cấp có thể phải được kiểm tra không theo kế hoạch khi mà cần phải kiểm tra để khẳng định trạng thái của tàu trong trường hợp Đăng kiểm có nghi ngờ tàu không tiếp tục tuân thủ các quy định của Quy chuẩn và không được bảo dưỡng và vận hành đúng bởi chủ tàu. Tại đợt kiểm tra không theo kế hoạch, việc điều tra, kiểm tra hoặc thử nghiệm phải được thực hiện thỏa mãn yêu cầu của đăng kiểm viên đối với các vấn đề có liên quan.

Đóng tàu biển TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐÓNG TÀU BIỂN
Quy chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Theo QCVN 24:2016/BYT, mức tiếp xúc với tiếng ồn của NLĐ tại nơi làm việc bình thường trong 8 giờ không được vượt quá bao nhiêu decibel (dBA)?
Pháp luật
Các yếu tố nguy hiểm, có hại có thể gây ra những hậu quả gì với người làm việc trong không gian hạn chế?
Pháp luật
Theo QCVN 22:2016/BYT, khu vực Các phòng làm việc chung, phòng hồ sơ, photocopy thì độ rọi chiếu sáng tối thiểu là bao nhiêu lux?
Pháp luật
QCVN 35:2024/BGTVT về Đèn chiếu sáng phía trước của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ ngày 1/10/2024 theo Thông tư 07/2024/TT-BGTVT ra sao?
Pháp luật
QCVN 115:2024/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BGTVT mới nhất ra sao?
Pháp luật
Hướng dẫn một số nội dung của Quy chuẩn Việt Nam 06:2022/BXD theo Công văn 98/C07-P4 năm 2023 ra sao?
Pháp luật
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các phép đo phát xạ EMC mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
QCVN 05:2016/BTC Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia với phao tròn cứu sinh dự trữ quốc gia như thế nào?
Pháp luật
Nhà hàng có cần tuân thủ quy định về tiếng ồn không? Nếu có thì giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn của nhà hàng là bao nhiêu?
Pháp luật
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 101:2020/BTTTT về Pin lithium cho thiết bị cầm tay như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đóng tàu biển
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
1,859 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đóng tàu biển Quy chuẩn Việt Nam
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: