Nhiệm vụ giảm chi phí logistics, gia tăng giá trị hàng hóa, thúc đẩy xuất khẩu trong phát triển nông nghiệp, nông thôn thế nào?

Nhiệm vụ giảm chi phí logistics, gia tăng giá trị hàng hóa, thúc đẩy xuất khẩu trong phát triển nông nghiệp, nông thôn thế nào? - Câu hỏi của chị T.P (Vũng Tàu)

Nhiệm vụ giảm chi phí logistics, gia tăng giá trị hàng hóa, thúc đẩy xuất khẩu trong phát triển nông nghiệp, nông thôn thế nào?

Ngày 06/02/2024, Chính phủ đã ban hành Công điện 13/CĐ-TTg 2024 tăng cường kết nối logistics thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông sản.

Theo Mục 7 Công điện 13/CĐ-TTg quy định nhiệm vụ của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam và các Hiệp hội ngành hàng nông nghiệp như sau:

Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam và các Hiệp hội ngành hàng nông nghiệp
a) Liên kết, hợp tác thiết lập chuỗi logistics nông sản, áp dụng công nghệ, chuyển đổi số, đổi mới mô hình kinh doanh nhằm giảm chi phí logistics, gia tăng giá trị hàng hóa, thúc đẩy xuất khẩu.
b) Huy động, khuyến khích các thành viên tham gia thực hiện các chuỗi cung ứng nông sản và các nhiệm vụ, giải pháp phát triển hệ thống logistics nông sản từ vùng nguyên liệu tới thị trường tiêu thụ./.

Như vậy, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam và và các Hiệp hội ngành hàng nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết, hợp tác thiết lập chuỗi logistics nông sản, áp dụng công nghệ, chuyển đổi số, đổi mới mô hình kinh doanh nhằm giảm chi phí logistics, gia tăng giá trị hàng hóa, thúc đẩy xuất khẩu.

Nhiệm vụ giảm chi phí logistics, gia tăng giá trị hàng hóa, thúc đẩy xuất khẩu trong phát triển nông nghiệp, nông thôn được quy định thế nào?

Nhiệm vụ giảm chi phí logistics, gia tăng giá trị hàng hóa, thúc đẩy xuất khẩu trong phát triển nông nghiệp, nông thôn được quy định thế nào? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam là gì?

Theo Điều 6 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 07/QĐ-BNV 2013 quy định Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam có nhiệm vụ như sau:

- Tập hợp, đoàn kết các thành viên trong Hiệp hội để xây dựng, phát triển Hiệp hội vững mạnh, thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích của Hiệp hội nhằm phát triển ngành, lĩnh vực liên quan đến hoạt động của Hiệp hội, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.

- Đại diện, làm đầu mối liên hệ cho hội viên trong việc nghiên cứu, tổng hợp ý kiến của các hội viên để tham gia, kiến nghị với các cơ quan nhà nước về các chủ trương, chính sách liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.

- Tham gia các hoạt động của Liên đoàn Các hiệp hội giao nhận kho vận quốc tế và Liên đoàn Các hiệp hội Giao nhận kho vận ASEAN cũng như các tổ chức quốc tế khác có liên quan theo quy định của pháp luật.

- Bảo vệ quyền lợi hợp pháp và tạo điều kiện để các đơn vị, tổ chức là hội viên tiếp cận với các tổ chức quốc tế theo quy định của pháp luật.

- Động viên sự giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau giữa các hội viên.

- Tư vấn pháp luật, hướng dẫn, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, các kỹ năng nghề nghiệp cho hội viên theo quy định của pháp luật.

- Cập nhật và cung cấp cho các hội viên về chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực hoạt dộng của Hiệp hội giúp các hội viên phòng tránh được các rủi ro trong hoạt động nghiên cứu, khoa học - kỹ thuật, tư vấn, đầu tư nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ trong dịch vụ thương mại theo quy định của pháp luật.

- Hướng dẫn, giám sát các hội viên tuân thủ pháp luật, chế độ, chính sách của Nhà nước và Điều lệ, quy chế, quy định của Hiệp hội.

- Giới thiệu thành tựu và năng lực của các hội viên.

- Tổ chức các hoạt động dịch vụ liên quan đến lĩnh vực, phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của Hiệp hội theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội để tạo nguồn thu cho Hiệp hội.

- Mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức trong nước và các tổ chức quốc tế theo quy định của pháp luật nhằm tranh thủ các điều kiện để phát triển lĩnh vực liên quan đến hoạt động của Hiệp hội.

- Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí của Hiệp hội theo đúng quy định của pháp luật.

- Xuất bản các ấn phẩm (nếu có) của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các công việc khác khi được cơ quan nhà nước Việt Nam yêu cầu.

Hiện nay có những loại dịch vụ Logistics nào?

Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 163/2017/NĐ-CP phân loại những dịch vụ logistcs được cung cấp như sau:

(1) Dịch vụ xếp dỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay.

(2) Dịch vụ kho bãi container thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển.

(3) Dịch vụ kho bãi thuộc dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải.

(4) Dịch vụ chuyển phát.

(5) Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa.

(6) Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan (bao gồm cả dịch vụ thông quan).

(7) Dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải.

(8) Dịch vụ hỗ trợ bán buôn, hỗ trợ bán lẻ bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa và giao hàng.

(9) Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển.

(10) Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa.

(11) Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt.

(12) Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ.

(13) Dịch vụ vận tải hàng không.

(14) Dịch vụ vận tải đa phương thức.

(15) Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật.

(16) Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.

(17) Các dịch vụ khác do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và khách hàng thỏa thuận phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Luật thương mại.

Theo đó, hiện nay có 17 loại dịch vụ Logistics được cung cấp.

Dịch vụ logistics
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Dịch vụ logistics gồm những công việc nào? Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải thực hiện nghĩa vụ với khách hàng trong thời gian bao lâu?
Pháp luật
Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được quyền định đoạt hàng hóa cầm giữ của khách hàng khi nào?
Pháp luật
Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan bao gồm cả dịch vụ thông quan có được xem là dịch vụ logistics hay không?
Pháp luật
Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan có thuộc dịch vụ logistics không? Nhân viên làm đại lý làm thủ tục hải quan phải có trình độ như thế nào?
Pháp luật
Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm về những tổn thất đối với hàng hoá phát sinh trong trường hợp nào?
Pháp luật
Giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là gì? Cách xác định giới hạn trách nhiệm?
Pháp luật
Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ có phải là dịch vụ logistic theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt có phải là dịch vụ logistics hay không?
Pháp luật
Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có phải chịu trách nhiệm về tổn thất do làm đúng chỉ dẫn của người được khách hàng ủy quyền không?
Pháp luật
Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về khiếu nại trong thời hạn bao lâu thì được miễn trách nhiệm về tổn thất của hàng hoá?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dịch vụ logistics
316 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dịch vụ logistics
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: