Nhiệm vụ, công việc của Phó Giám đốc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực lưu trữ được quy định thế nào?

Cho tôi hỏi có quy định về những yêu cầu đối với Phó Giám đốc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực lưu trữ không? Nhiệm vụ, công việc của họ là gì? - Câu hỏi của cô Ân (Huế)

Phó Giám đốc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực lưu trữ phải đáp ứng yêu cầu về trình độ, năng lực gì?

Căn cứ Thông tư 14/2022/TT-BNV hướng dẫn về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực lưu trữ do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành.

Các yêu cầu về trình độ, năng lực đối với Phó Giám đốc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực lưu trữ được quy định tại tiểu mục 5 Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 14/2022/TT-BNV.

Cụ thể như sau:

(1) Yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm và phẩm chất cá nhân

Nhóm yêu cầu

Yêu cầu cụ thể

Trình độ đào tạo

Tốt nghiệp đại học trở lên ngành lưu trữ. Trường hợp tốt nghiệp đại học trở lên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ lưu trữ do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp (chậm nhất trong vòng 12 tháng kể từ ngày được bổ nhiệm) hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành lưu trữ.

Bồi dưỡng, chứng chỉ

- Có chứng chỉ bồi dưỡng đối với lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương (chậm nhất trong vòng 12 tháng kể từ ngày được bổ nhiệm).

- Hiểu biết về công nghệ thông tin và sử dụng một số phần mềm nâng cao, phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu.

- Trao đổi, trình bày được những thông tin cơ bản bằng ngoại ngữ (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc) hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác tại vùng dân tộc thiểu số.

- Có kỹ năng lãnh đạo, quản lý và tổ chức công việc khoa học, hiệu quả.

Kinh nghiệm

- Có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực lưu trữ từ đủ 03 năm trở lên.

Phẩm chất cá nhân

- Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.

- Có khả năng tự bồi dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, tác phong, lối sống.

- Có khả năng sáng tạo, tư duy độc lập, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.

Các yêu cầu khác

- Thấu suốt chủ trương của cấp trên và tổ chức thực hiện tại cơ quan, đơn vị.

- Có khả năng lắng nghe, phán đoán, tư duy và xử lý mọi tình huống trong chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Có khả năng đề xuất những chủ trương, giải pháp giải quyết vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

- Có khả năng tạo động lực cho viên chức, người lao động trong công tác.

- Hiểu biết về lĩnh vực công tác của đơn vị và có khả năng chuyển giao, lãnh đạo sự phát triển đối với viên chức, người lao động.

(2) Yêu cầu về năng lực

- Nhóm năng lực chung

+ Đạo đức và bản lĩnh (Cấp độ: 3)

+ Tổ chức thực hiện công việc (Cấp độ: 2 - 3)

+ Soạn thảo và ban hành văn bản (Cấp độ: 2 - 3)

+ Giao tiếp ứng xử (Cấp độ: 2 - 3)

+ Quan hệ phối hợp (Cấp độ: 2 - 3)

+ Sử dụng công nghệ thông tin (Cấp độ: 2 - 3)

+ Sử dụng ngoại ngữ (Cấp độ: 2 - 3)

- Nhóm năng lực chuyên môn (Cấp độ: 2 - 3)

+ Tham mưu xây dựng văn bản

+ Hướng dẫn thực hiện văn bản

+ Kiểm tra thực hiện văn bản

+ Thẩm định văn bản

+Tổ chức thực hiện văn bản

- Nhóm năng lực quản lý (Cấp độ: 2 - 3)

+ Tư duy chiến lược

+ Quản lý sự thay đổi

+ Ra quyết định

+ Quản lý nguồn lực

+ Phát triển nhân viên

Nhiệm vụ, công việc của Phó Giám đốc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực lưu trữ được quy định thế nào?

Nhiệm vụ, công việc của Phó Giám đốc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực lưu trữ được quy định thế nào? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ, công việc của Phó Giám đốc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực lưu trữ được quy định thế nào?

Nhiệm vụ, công việc của Phó Giám đốc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực lưu trữ được quy định tại tiểu mục 2 Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 14/2022/TT-BNV.

Cụ thể như sau:

STT

Nhiệm vụ, mảng công việc

Công việc cụ thể

1

Tham gia quản lý, điều hành một hoặc một số lĩnh vực do Giám đốc phân công

1. Giúp Giám đốc quản lý, điều hành một hoặc một số lĩnh vực theo phân công của Giám đốc; chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công.

2. Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện và triển khai các nhiệm vụ được phân công phụ trách.

3. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị được phân công phụ trách.

4. Theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả của đơn vị, cá nhân được phân công phụ trách (nếu có).

5. Điều hành hoạt động của đơn vị và ký các văn bản theo phân công, ủy quyền của Giám đốc Trung tâm.

2

Chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn

Giúp Giám đốc chỉ đạo các hoạt động chuyên môn theo phân công của Giám đốc:

1. Công tác sưu tầm, bổ sung tài liệu đối với các phông, sưu tập tài liệu.

2. Công tác phân loại, chỉnh lý, xác định giá trị tài liệu lưu trữ.

3. Công tác bảo vệ, bảo quản an toàn tài liệu lưu trữ, khử trùng, khử axit, tu bổ, phục chế, số hóa tài liệu và các biện pháp khác.

4. Công tác hệ thống công cụ thống kê, tra cứu tài liệu; quản lý cơ sở dữ liệu tài liệu điện tử.

5. Công tác tổ chức khai thác, sử dụng và phát huy tài liệu lưu trữ.

Ngoài ra, Phó Giám đốc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực lưu trữ còn thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của giám đốc và cấp có thẩm quyền

03 quyền hạn chính của Phó Giám đốc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực lưu trữ là gì?

Căn cứ vào nội dung tại tiểu mục 4 Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 14/2022/TT-BNV.

03 quyền hạn chính của Phó Giám đốc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực lưu trữ bao gồm:

- Tham gia quản lý, điều hành một hoặc một số lĩnh vực do Giám đốc phân công.

- Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn theo phân công của Giám đốc.

- Chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.

Tải Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 14/2022/TT-BNV Tại đây.

Thông tư 14/2022/TT-BNV có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2023.

Đơn vị sự nghiệp công lập
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thông tư 06/2024/TT-BYT quy định xếp hạng các đơn vị sự nghiệp y tế thế nào? Khi nào có hiệu lực thi hành văn bản?
Pháp luật
Căn cứ xác định số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực xây dựng là gì?
Pháp luật
Gói thầu mua sắm thường xuyên các thiết bị điện tử của đơn vị sự nghiệp công lập có thuộc đối tượng áp dụng theo Thông tư 58/2016/TT-BTC không?
Pháp luật
Đơn vị sự nghiệp công lập chia nhỏ gói thầu mua sắm thường xuyên thì có vi phạm pháp luật hay không?
Pháp luật
Đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ hoàn toàn có được tự mình tuyển dụng viên chức không? Nếu được thì sẽ căn cứ vào đâu để tuyển dụng viên chức?
Pháp luật
Nghị quyết 38/NQ-CP yêu cầu cắt giảm 10% đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị quyết 19-NQ/TW như thế nào?
Pháp luật
Phí, lệ phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện có phải nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước hay không?
Pháp luật
Dựa vào cơ sở nào mà Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định quyết định việc giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp Nam Định?
Pháp luật
Việc xét thăng hạng trong đơn vị sự nghiệp hiện nay có bắt buộc phải xây dựng Đề án xét thăng hạng hay không?
Pháp luật
Những trường đại học, đơn vị sự nghiệp công lập nào trực thuộc Bộ Giao thông vận tải? Điều kiện thành lập đơn vị sự nghiệp công lập là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đơn vị sự nghiệp công lập
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
2,884 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đơn vị sự nghiệp công lập
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: