Nguyên tắc trong hoạt động trồng trọt là gì? Nhà nước có những chính sách gì về hoạt động trồng trọt?

Cho tôi hỏi: Nguyên tắc trong hoạt động trồng trọt là gì? Chính sách của Nhà nước về hoạt động trồng trọt là gì? Câu hỏi của chị Thảo đến từ Cần Thơ.

Nguyên tắc trong hoạt động trồng trọt là gì?

Căn cứ tại Điều 3 Luật Trồng trọt 2018 quy định nguyên tắc trong hoạt động trồng trọt như sau:

- Phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn với định hướng thị trường, phù hợp với chiến lược phát triển trồng trọt, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các nguồn tài nguyên khác; tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hợp tác, liên kết sản xuất, xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung, sản xuất có hợp đồng, sản xuất được chứng nhận chất lượng; bảo đảm an ninh lương thực; bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của tổ chức, cá nhân.

- Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, bền vững tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng; sử dụng an toàn và hiệu quả các loại vật tư nông nghiệp.

- Tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường đất, nước, quy trình sản xuất; bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường.

- Phát huy lợi thế vùng, gắn với bảo tồn giống cây trồng đặc sản, giống cây trồng bản địa; bảo vệ hệ thống canh tác bền vững, di sản, cảnh quan, văn hóa trong nông nghiệp gắn với phát triển du lịch sinh thái và xây dựng nông thôn mới.

- Chủ động dự báo, phòng, chống thiên tai và sinh vật gây hại cây trồng; thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Chính sách của Nhà nước về hoạt động trồng trọt là gì?

Căn cứ tại Điều 4 Luật Trồng trọt 2018 quy định chính sách của Nhà nước về hoạt động trồng trọt như sau:

- Nhà nước đầu tư cho các hoạt động sau đây:

+ Thống kê, điều tra, xây dựng cơ sở dữ liệu về hoạt động trồng trọt; thông tin và dự báo thị trường; xây dựng chiến lược phát triển trồng trọt; xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về hoạt động trồng trọt.

+ Xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho tổ chức khoa học và công nghệ công lập phục vụ nghiên cứu chính sách, nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực trồng trọt.

+ Hoạt động khoa học và công nghệ.

+ Đào tạo nguồn nhân lực về khuyến nông cho vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.

- Trong từng thời kỳ và khả năng của ngân sách nhà nước, Nhà nước hỗ trợ cho các hoạt động sau đây:

+ Liên kết sản xuất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, canh tác hữu cơ; chuyển đổi cơ cấu cây trồng; canh tác trên vùng đất dốc, đất trũng, đất phèn, đất mặn, đất cát ven biển, đất có nguy cơ sa mạc hóa, hoang mạc hóa; phát triển vùng nguyên liệu phục vụ nhà máy chế biến; quản lý vùng trồng và truy xuất nguồn gốc.

+ Hoạt động khoa học và công nghệ.

+ Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, hoạt động chứng nhận sản phẩm cây trồng.

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng, phân tích, đánh giá điều kiện sản xuất ban đầu trong trồng trọt, đánh giá nông hóa, thổ nhưỡng phục vụ sản xuất hàng hóa tập trung; xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ bảo quản, chế biến; sản xuất phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học; canh tác hữu cơ; cơ giới hóa; phòng thử nghiệm quốc gia và kiểm nghiệm liên phòng quốc tế.

+ Sản xuất lúa theo quy hoạch.

+ Sản xuất giống siêu nguyên chủng, giống nguyên chủng, giống bố mẹ để sản xuất hạt lai F1, giống gốc và giống thương phẩm mới; phục tráng giống cây trồng đặc sản, giống cây trồng bản địa; duy trì cây đầu dòng; bảo vệ và phát triển vườn cây đầu dòng; nhập khẩu giống mới, chuyển nhượng bản quyền đối với giống cây trồng.

+ Xây dựng chợ đầu mối sản phẩm cây trồng; xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cây trồng.

+ Khôi phục sản xuất trong trường hợp bị thiên tai, dịch bệnh.

+ Đào tạo nguồn nhân lực; chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, khuyến nông trong trồng trọt.

- Ngoài ra nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư cho hoạt động các hoạt động sau đây:

+ Hợp tác, liên kết trong nghiên cứu phát triển, kinh doanh, cung cấp dịch vụ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và hoạt động liên quan trong trồng trọt.

+ Xã hội hóa dịch vụ công trong trồng trọt; nâng cao năng lực hoạt động đánh giá sự phù hợp.

+ Bảo hiểm nông nghiệp trong trồng trọt;

+ Canh tác hữu cơ, canh tác kết hợp du lịch sinh thái, bảo vệ cảnh quan, văn hóa, lịch sử ở khu vực nông thôn;

+ Sử dụng phân bón hữu cơ.

Nguyên tắc trong hoạt động trồng trọt là gì? Chính sách của Nhà nước về hoạt động trồng trọt là gì?

Nguyên tắc trong hoạt động trồng trọt là gì? Nhà nước có những chính sách gì về hoạt động trồng trọt? (Hình từ Internet)

Chiến lược phát triển trồng trọt được xây dựng với chu kỳ bao nhiêu năm?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Luật Trồng trọt 2018 quy định như sau:

Chiến lược phát triển trồng trọt
1. Chiến lược phát triển trồng trọt được xây dựng cho chu kỳ 10 năm, định hướng 20 năm; phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch, kế hoạch có liên quan.
2. Chiến lược phát triển trồng trọt xác định quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo, tầm nhìn, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển trồng trọt trên phạm vi toàn quốc.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển trồng trọt.

Như vậy theo quy định trên chiến lược phát triển trồng trọt được xây dựng với chu kỳ 10 năm.

Trồng trọt
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm trồng trọt là sao nhiêu? Rau, củ quả từ sản phẩm trồng trọt có phải chịu thuế giá trị gia tăng?
Pháp luật
Cơ sở sản xuất và buôn bán phân bón cần đáp ứng điều kiện gì theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Xử lý khi sản xuất giống cây trồng không có tên trong danh mục cây trồng được phép kinh doanh như thế nào?
Pháp luật
Trang thiết bị và vật tư nông nghiệp trong canh tác bao gồm những gì? Sử dụng trang thiết bị và vật tư nông nghiệp trong canh tác cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Pháp luật
Hoạt động trồng trọt bao gồm những gì? Quản lý nhà nước về hoạt động trồng trọt trong phạm vi cả nước là trách nhiệm của cơ quan nào?
Pháp luật
Sản xuất giống cây trồng (cây sầu riêng) bằng phương pháp chiết cành không từ cây đầu dòng và vườn cây đầu dòng bị xử phạt ra sao?
Pháp luật
Tự công bố lưu hành cho giống vú sữa mới lai tạo có được không? Điều kiện tự công bố lưu hành giống cây trồng là gì?
Pháp luật
Muốn đưa ra thị trường giống cà phê mới lai tạo thì có cần phải xin phép gì không? Hồ sơ, trình tự thủ tục như thế nào?
Pháp luật
Giống cây trồng là gì? Sản xuất giống cây trồng là gì? Tổ chức, cá nhân sản xuất giống cây trồng phải đáp ứng những điều kiện nào?
Pháp luật
Vùng sản xuất hàng hóa tập trung, hợp tác, liên kết sản xuất trong canh tác là gì? Quy định của pháp luật trồng trọt về phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung và hợp tác, liên kết sản xuất trong cánh tác?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trồng trọt
1,862 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trồng trọt
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào