Người thi hành công vụ gây thiệt hại được giảm mức hoàn trả cho ngân sách nhà nước trong trường hợp nào?
- Người thi hành công vụ gây thiệt hại được giảm mức hoàn trả cho ngân sách nhà nước trong trường hợp nào?
- Mức hoàn trả cho ngân sách nhà nước của người thi hành công vụ có lỗi vô ý gây thiệt hại được xác định như thế nào?
- Xác định mức hoàn trả cho ngân sách nhà nước trong trường hợp có nhiều người thi hành công vụ cùng gây thiệt hại được thực hiện như thế nào?
Người thi hành công vụ gây thiệt hại được giảm mức hoàn trả cho ngân sách nhà nước trong trường hợp nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 27 Nghị định 68/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Giảm mức hoàn trả quy định tại Khoản 4 Điều 65 của Luật
1. Việc chủ động khắc phục hậu quả là việc người thi hành công vụ gây thiệt hại tự nguyện bồi thường, khắc phục một phần thiệt hại cho người bị thiệt hại.
2. Người thi hành công vụ gây thiệt hại có hoàn cảnh kinh tế khó khăn là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người thi hành công vụ gây thiệt hại là người lao động duy nhất của gia đình mà nếu phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ hoàn trả thì sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của gia đình và thuộc một trong các trường hợp: phải nuôi con chưa thành niên hoặc nuôi con thành niên bị tàn tật, không có khả năng lao động; nuôi vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; nuôi bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động;
b) Người thi hành công vụ có điều kiện kinh tế thiếu thốn kéo dài do thảm họa, thiên tai, hỏa hoạn dẫn đến mất mát tài sản hoặc do bị tai nạn dẫn đến sức khỏe bị tổn hại từ 31% trở lên hoặc do bị bệnh hiểm nghèo.
Người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm chứng minh về các điều kiện giảm mức hoàn trả quy định tại khoản này.
3. Trường hợp người thi hành công vụ có đủ các điều kiện giảm mức hoàn trả, Thủ trưởng cơ quan đã ra quyết định hoàn trả ban hành quyết định giảm mức hoàn trả đối với người đó. Quyết định giảm mức hoàn trả phải có nội dung chính sau đây:
a) Họ và tên người thi hành công vụ gây thiệt hại được giảm mức hoàn trả;
b) Lý do giảm mức hoàn trả;
c) Mức hoàn trả được giảm;
d) Số tiền còn lại phải hoàn trả (nếu còn).
Như vậy theo quy định trên người thi hành công vụ gây thiệt hại được giảm mức hoàn trả cho ngân sách nhà nước thì phải là người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, cụ thể phải thuộc một trong các trường hợp sau:
- Người thi hành công vụ gây thiệt hại là người lao động duy nhất của gia đình mà nếu phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ hoàn trả thì sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của gia đình và thuộc một trong các trường hợp:
+ Phải nuôi con chưa thành niên joặc nuôi con thành niên bị tàn tật, không có khả năng lao động.
+ Nuôi vợ hoặc chồng không có khả năng lao động.
+ Nuôi bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động.
- Người thi hành công vụ có điều kiện kinh tế thiếu thốn kéo dài do thảm họa, thiên tai, hỏa hoạn dẫn đến mất mát tài sản hoặc do bị tai nạn dẫn đến sức khỏe bị tổn hại từ 31% trở lên hoặc do bị bệnh hiểm nghèo.
Lưu ý: Người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm chứng minh về các trường hợp trên.
Bên cạnh đó, tại khoản 4 Điều 65 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 có quy định như sau:
Xác định mức hoàn trả, giảm mức hoàn trả
...
4. Người thi hành công vụ được giảm mức hoàn trả khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ động khắc phục hậu quả;
b) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường và đã hoàn trả được ít nhất 50% số tiền phải hoàn trả;
c) Người thi hành công vụ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn.
Thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại quyết định giảm mức hoàn trả nhưng tối đa là 30% trên tổng số tiền phải hoàn trả.
Theo đó, Người thi hành công vụ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn chỉ là một trong những điều kiện để được giảm mức hoàn trả cho ngân sách nhà nước.
Người thi hành công vụ gây thiệt hại được giảm mức hoàn trả cho ngân sách nhà nước trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Mức hoàn trả cho ngân sách nhà nước của người thi hành công vụ có lỗi vô ý gây thiệt hại được xác định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 26 Nghị định 68/2018/NĐ-CP quy định mức hoàn trả của người thi hành công vụ có lỗi vô ý gây thiệt hại được xác định như sau:
- Trường hợp số tiền Nhà nước đã bồi thường cao hơn 10 tháng lương của người thi hành công vụ gây thiệt hại tại thời điểm có quyết định hoàn trả thì mức hoàn trả là 05 tháng lương của người đó.
- Trường hợp số tiền Nhà nước đã bồi thường từ trên 08 đến 10 tháng lương của người thi hành công vụ gây thiệt hại tại thời điểm có quyết định hoàn trả thì mức hoàn trả là 04 tháng lương của người đó.
- Trường hợp số tiền Nhà nước đã bồi thường từ 06 đến 08 tháng lương của người thi hành công vụ gây thiệt hại tại thời điểm có quyết định hoàn trả thì mức hoàn trả là 03 tháng lương của người đó.
- Trường hợp số tiền Nhà nước đã bồi thường thấp hơn 06 tháng lương của người thi hành công vụ gây thiệt hại tại thời điểm có quyết định hoàn trả thì mức hoàn trả bằng 50% số tiền Nhà nước đã bồi thường.
Xác định mức hoàn trả cho ngân sách nhà nước trong trường hợp có nhiều người thi hành công vụ cùng gây thiệt hại được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 26 Nghị định 68/2018/NĐ-CP quy định xác định mức hoàn trả trong trường hợp có nhiều người thi hành công vụ cùng gây thiệt hại được thực hiện như sau:
- Xác định mức hoàn trả của một người thi hành công vụ trên toàn bộ số tiền Nhà nước đã bồi thường tương ứng với mức độ lỗi theo quy định tại Khoản 2 Điều 65 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017.
- Tính tổng mức hoàn trả của những người thi hành công vụ gây thiệt hại trên cơ sở kết quả quy định tại điểm a khoản 2 Điều 26 Nghị định 68/2018/NĐ-CP.
- Tính tỷ lệ % mức hoàn trả của từng người thi hành công vụ gây thiệt hại quy định tại điểm a Khoản này so với tổng mức hoàn trả quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 Nghị định 68/2018/NĐ-CP.
- Mức hoàn trả của từng người thi hành công vụ gây thiệt hại được xác định bằng số tiền Nhà nước đã bồi thường nhân với tỷ lệ % quy định tại điểm c khoản 2 Điều 26 Nghị định 68/2018/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.