Người lao động trên đường đi làm bị tai nạn giao thông nhưng không có biên bản ghi nhận của công an địa phương thì có được xem là tai nạn lao động không?

Cho hỏi người lao động đi làm bị tai nạn giao thông nhưng không có biên bản ghi nhận tai nạn thì có xem là tai nạn lao động không? Câu hỏi của chị Tú đến từ Hưng Yên.

Người lao động trên đường đi làm bị tai nạn giao thông nhưng không có biên bản ghi nhận của công an địa phương thì có được xem là tai nạn lao động không?

Căn cứ vào khoản 5 Điều 35 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:

Điều tra vụ tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng
...
5. Người sử dụng lao động và các cá nhân liên quan đến tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng phải có nghĩa vụ hợp tác với Đoàn điều tra, cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu có liên quan và không được từ chối hoặc cản trở quá trình điều tra.
Trường hợp tai nạn trên đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cung cấp cho Đoàn điều tra một trong các giấy tờ sau đây:
a) Biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn;
b) Biên bản điều tra tai nạn giao thông;
c) Trường hợp không có các giấy tờ quy định tại điểm a, điểm b khoản này thì phải có văn bản xác nhận bị tai nạn của cơ quan Công an xã, phường, thị trấn nơi xảy ra tai nạn theo đề nghị của người lao động hoặc thân nhân của người lao động.

Theo như quy định trên thì nếu như người lao động đang trên đường đi làm mà bị tai nạn giao thông thì có quyền yêu cầu công an xã, phường nơi xảy ra tai nạn giao thông cung cấp văn bản xác nhận tai nạn giao thông để nộp cho Đoàn điều tra.

Vì đây là quyền lợi mà người lao động có thể yêu cầu công an xã, phường thực hiện nên nếu như không có biên bản ghi nhận việc xảy ra tai nạn giao thông thì sẽ không đáp ứng điều kiện về hợp tác với Đoàn điều tra tai nạn lao động, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến tai nạn lao động. Do đó, nếu không cung cấp được văn bản xác nhận xảy ra tai nạn giao thông thì người lao động buộc phải có biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường hoặc biên bản điều tra tai nạn giao thông.

Trường hợp không cung cấp được bất kỳ tài liệu nào trong 03 loại tài liệu trên thì sẽ không được xem là tai nạn lao động.

Người lao động trên đường đi làm bị tai nạn giao thông nhưng không có biên bản ghi nhận của công an địa phương thì có được xem là tai nạn lao động không?

Người lao động trên đường đi làm bị tai nạn giao thông nhưng không có biên bản ghi nhận của công an địa phương thì có được xem là tai nạn lao động không?

Việc khai báo tai nạn lao động được thực hiện như thế nào?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 34 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định về việc thực hiện khai báo tai nạn lao động như sau:

- Khi xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thì người bị tai nạn hoặc người biết sự việc phải báo ngay cho người phụ trách trực tiếp, người sử dụng lao động biết để kịp thời có biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả xảy ra;

- Đối với các vụ tai nạn quy định tại điểm a khoản này làm chết người hoặc làm bị thương nặng từ hai người lao động trở lên thì người sử dụng lao động có trách nhiệm khai báo ngay với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi xảy ra tai nạn; trường hợp tai nạn làm chết người thì phải đồng thời báo ngay cho cơ quan Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện);

- Đối với các vụ tai nạn, sự cố xảy ra trong các lĩnh vực phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện khai báo theo quy định của luật chuyên ngành;

- Khi xảy ra tai nạn lao động làm chết người hoặc bị thương nặng đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động thì gia đình nạn nhân hoặc người phát hiện có trách nhiệm khai báo ngay với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) nơi xảy ra tai nạn lao động để kịp thời có biện pháp xử lý.

Trường hợp xảy ra tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động làm bị thương nặng từ hai người lao động trở lên thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm báo cáo ngay với cơ quan Công an cấp huyện và cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi xảy ra tai nạn để kịp thời có biện pháp xử lý.

Trường hợp xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động liên quan đến người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động thì người phát hiện có trách nhiệm kịp thời khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã tại nơi xảy ra sự cố kỹ thuật và việc báo cáo thực hiện theo quy định tại Điều 19 và Điều 36 của Luật này.

Thời hạn điều tra vụ tai nạn lao động là bao nhiêu lâu?

Căn cứ vào khoản 6 Điều 35 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:

Điều tra vụ tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng
...
6. Thời hạn điều tra vụ tai nạn lao động thuộc thẩm quyền của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, cấp tỉnh và cấp trung ương quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này được tính từ thời điểm nhận tin báo, khai báo tai nạn lao động đến khi công bố biên bản điều tra tai nạn lao động như sau:
a) Không quá 04 ngày đối với tai nạn lao động làm bị thương nhẹ người lao động;
b) Không quá 07 ngày đối với tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động;
c) Không quá 20 ngày đối với tai nạn lao động làm bị thương nặng từ hai người lao động trở lên;
d) Không quá 30 ngày đối với tai nạn lao động chết người; không quá 60 ngày đối với tai nạn lao động cần phải giám định kỹ thuật hoặc giám định pháp y. Trường hợp các vụ tai nạn có dấu hiệu tội phạm do cơ quan điều tra tiến hành điều tra nhưng sau đó ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự thì thời hạn điều tra được tính từ khi Đoàn điều tra tai nạn lao động nhận được đầy đủ tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn.
Đối với tai nạn lao động được quy định tại các điểm b, c và d của khoản này có tình tiết phức tạp thì được gia hạn thời gian điều tra một lần nhưng thời hạn gia hạn không vượt quá thời hạn quy định tại các điểm này; Trưởng đoàn điều tra phải báo cáo việc gia hạn và được sự đồng ý của người ban hành quyết định thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động đối với tai nạn lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản này.

Như vậy, đối với tai nạn lao động làm bị thương nhẹ người lao động thì thời hạn điều tra vụ tai nạn lao động là không quá 4 ngày, đối với tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động thì không quá 7 ngày, tai nạn lao động làm bị thương nặng từ 2 người lao động trở lên thì không quá 20 ngày; nếu như tai nạn lao động làm chết người lao động thì không quá 30 ngày, nếu có giám định kỹ thuật, giám định pháp y thì không quá 60 ngày.

Tai nạn giao thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Xe ưu tiên gây tai nạn giao thông thì tài xế có phải chịu trách nhiệm không? Có những trách nhiệm pháp lý nào mà tài xế có thể phải chịu?
Pháp luật
Xe khách chở quá số người quy định gây tại nạn nghiêm trọng thì tài xế sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Tham gia giao thông gây tai nạn dẫn đến chết người thì chi phí bồi thường thiệt hại được tính như thế nào?
Pháp luật
Để có thể tham gia điều tra giải quyết tai nạn giao thông các cán bộ cảnh sát giao thông cần có thời gian công tác trong lực lượng Cảnh sát giao thông là bao lâu?
Pháp luật
Nạn nhân bị thương, gia đình có nạn nhân bị chết do tai nạn giao thông được nhận hỗ trợ như thế nào trong dịp Tết Nguyên đán?
Pháp luật
Đề xuất số tiền bảo hiểm tối thiểu là 150 triệu đồng/người trong một vụ tai nạn giao thông?
Pháp luật
Bệnh viện có được đề nghị trợ giúp xã hội khẩn cấp khi người bị tai nạn giao thông nặng ngoài nơi cư trú không có người thân chăm sóc không?
Pháp luật
Gây tai nạn giao thông dẫn đến chết người đã bồi thường thiệt hại thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Người lao động xảy ra tai nạn trên đường nội bộ của công ty thì có được xem là tai nạn giao thông không?
Pháp luật
Lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông được tổ chức vào ngày nào? Điều kiện tổ chức lễ tưởng niệm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tai nạn giao thông
5,874 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tai nạn giao thông
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào