Nghị quyết 65/NQ-CP 2024 Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 yêu cầu tăng thu dành nguồn thực hiện cải cách tiền lương, an sinh xã hội đúng không?

Nghị quyết 65/NQ-CP 2024 Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 yêu cầu tăng thu dành nguồn thực hiện cải cách tiền lương, an sinh xã hội đúng không? Câu hỏi từ anh Đ.A - TPHCM

Nghị quyết 65/NQ-CP 2024 Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 yêu cầu tăng thu dành nguồn thực hiện cải cách tiền lương, an sinh xã hội đúng không?

Căn cứ Mục 1 Nghị quyết 65/NQ-CP 2024 Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, các bộ, cơ quan, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao thực hiện nội dung sau:

Các bộ, cơ quan, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao:
a) Theo dõi sát diễn biến tình hình quốc tế, khu vực; làm tốt công tác phân tích, dự báo; phối hợp chặt chẽ, hài hòa giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác, có phản ứng chính sách kịp thời, phù hợp, hiệu quả đối với các vấn đề mới phát sinh. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi tối đa, giảm chi phí tiếp cận vốn tín dụng cho doanh nghiệp, người dân. Có giải pháp khơi thông gói tín dụng nhà ở xã hội 120 nghìn tỷ đồng; xử lý hiệu quả nợ xấu, các tổ chức tín dụng yếu kém, các ngân hàng kiểm soát đặc biệt để góp phần bảo đảm sự ổn định, an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng.
b) Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách nhà nước; triển khai các giải pháp thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu, khai thác các nguồn thu còn dư địa; tiếp tục duy trì, phát huy kết quả đạt được trong việc thực hiện các quy định về hóa đơn điện tử; phấn đấu tăng thu, đồng thời kiểm soát chặt chẽ, triệt để tiết kiệm chi, nhất là chi thường xuyên để dành nguồn lực cho đầu tư phát triển, nhất là cho các dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia và nguồn thực hiện cải cách tiền lương, an sinh xã hội.
c) Nắm chắc tình hình thị trường, cân đối cung cầu, giá cả hàng hóa để có giải pháp phù hợp, hiệu quả ổn định thị trường, giá cả, nhất là đối với các hàng hóa thiết yếu, nhà ở và lương thực, thực phẩm. Rà soát, phân tích kỹ các mặt hàng tăng giá đế có giải pháp điều hành phù hợp; đánh giá tổng thể, kỹ lưỡng tác động của việc điều chỉnh giá điện, dịch vụ y tế, giáo dục và các mặt hàng do Nhà nước định giá lên lạm phát, hoạt động của doanh nghiệp và đời sống nhân dân để xác định đối tượng, thời điểm, mức độ và lộ trình điều chỉnh giá phù hợp, thận trọng, chắc chắn, bảo đảm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra.
...

Theo đó, sẽ phấn đấu tăng thu để dành nguồn thực hiện cải cách tiền lương, an sinh xã hội.

Đồng thời kiểm soát chặt chẽ, triệt để tiết kiệm chi, nhất là chi thường xuyên để dành nguồn lực cho đầu tư phát triển, nhất là cho các dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia và nguồn thực hiện cải cách tiền lương, an sinh xã hội.

Nghị quyết 65/NQ-CP 2024 Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 yêu cầu tăng thu dành nguồn thực hiện cải cách tiền lương, an sinh xã hội đúng không?

Nghị quyết 65/NQ-CP 2024 Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 yêu cầu tăng thu dành nguồn thực hiện cải cách tiền lương, an sinh xã hội đúng không? (Hình từ Internet)

Chính phủ yêu cầu khẩn trương hoàn thiện hồ sơ báo cáo Bộ Chính trị về cải cách tiền lương tại Nghị quyết 65 ra sao?

Căn cứ Mục 15 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết 65/NQ-CP 2024, Chính phủ yêu cầu Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương khẩn trương hoàn thiện hồ sơ báo cáo Bộ Chính trị về cải cách tiền lương như sau:

- Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, cơ quan khẩn trương hoàn thiện hồ sơ báo cáo Bộ Chính trị về cải cách tiền lương trong tháng 5 năm 2024 để làm cơ sở xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật triển khai chế độ tiền lương mới theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, lãnh đạo Chính phủ.

Một số yêu cầu khác của Chính phủ đối với nội dung Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương là gì?

Căn cứ Mục 15 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết 65/NQ-CP 2024, ngoài yêu cầu về hoàn thiện hồ sơ báo cáo, một số yêu cầu khác của Chính phủ đối với nội dung Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương gồm:

- Chủ động tham mưu cấp có thẩm quyền giải quyết một số khó khăn, vướng mắc khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; đôn đốc, hướng dẫn các địa phương khẩn trương thực hiện quy trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, bảo đảm hoàn thành trước ngày 30 tháng 9 năm 2024; đồng thời, giải quyết tốt các vấn đề phát sinh, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền nhằm tạo sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân nơi sắp xếp đơn vị hành chính.

Tăng cường trách nhiệm điều phối, theo dõi, đôn đốc việc triển khai vị trí việc làm của các bộ, cơ quan, địa phương.

- Phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan, địa phương rà soát, sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập tinh gọn tổ chức, tinh giản biên chế theo tinh thần các Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII, Nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

Đôn đốc các bộ, cơ quan khẩn trương xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổng cục; thẩm định để các bộ, cơ quan hoàn thiện dự thảo trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cơ quan liên quan xây dựng Kế hoạch triển khai Phong trào thi đua xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15 tháng 5 năm 2024.

Cải cách tiền lương TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
2 Bảng lương mới cán bộ, công chức, viên chức từ 01/7/2024 áp dụng phụ cấp nào khi thực hiện cải cách tiền lương?
Pháp luật
Bảng lương mới công chức, viên chức không thấp hơn 4,1 triệu đồng từ 01/7/2024 khi cải cách tiền lương đúng không?
Pháp luật
3 mức tăng lương hưu từ 1/7/2024 của 3 nhóm đối tượng khi thực hiện cải cách tiền lương là bao nhiêu?
Pháp luật
Toàn bộ 2 bảng lương mới của cán bộ công chức viên chức từ 1/7/2024 có chế độ nâng bậc lương trước thời hạn thế nào?
Pháp luật
Xây dựng 5 bảng lương theo vị trí việc làm khi cải cách tiền lương dựa trên yếu tố thế nào?
Pháp luật
Toàn bộ 5 bảng lương mới từ 01/7/2024 áp dụng 9 loại phụ cấp nào khi thực hiện cải cách tiền lương?
Pháp luật
Từ 01/7/2024, ngoài lương cơ bản cán bộ công chức còn được hưởng thêm các khoản tiền lương nào?
Pháp luật
Lương của cán bộ công chức viên chức khi cải cách tiền lương có thấp hơn lương hiện nay từ 01/7/2024 không?
Pháp luật
Chi tiết 5 bảng lương mới theo vị trí việc làm từ 01/7/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương đã có chưa?
Pháp luật
3 đối tượng nào vẫn giữ phụ cấp thâm niên từ 01/7/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cải cách tiền lương
Phan Thị Phương Hồng Lưu bài viết
450 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cải cách tiền lương
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: