Nghị định sửa đổi Nghị định 44/2014/NĐ-CP về giá đất sẽ trình Chính phủ xem xét, ban hành trước 25/10/2023?
Sẽ trình Chính phủ xem xét, ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định 44/2014/NĐ-CP về giá đất sẽ trước 25/10/2023?
Ngày 13/10/2023, Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện 965/CĐ-TTg năm 2023 về tháo gỡ vướng mắc trong việc thực hiện quản lý, sử dụng đất, giao đất, định giá đất.
Theo đó, đối với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thủ tướng Chính phủ đặt ra một số nhiệm vụ sau:
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương:
a) Lắng nghe, nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của địa phương, tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp và cá nhân tham gia ý kiến trong quá trình hoàn thiện Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, để quy định của Luật Đất đai sửa đổi khi ban hành đi vào cuộc sống; quy định phải rõ ràng, minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ giám sát, kiểm tra; tăng cường phân cấp, phân quyền trong việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; tăng cường trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu, đồng thời đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, dứt khoát không gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.
b) Trước ngày 25 tháng 10 năm 2023, trình Chính phủ xem xét, ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 theo hướng khoa học, sát thực tiễn, đơn giản hóa thủ tục, giảm tối đa các khâu trung gian, quy định rõ ràng, dễ hiểu, thuận lợi cho người thực hiện và không gây thất thoát ngân sách nhà nước khi thực hiện định giá đất, quyết định giá đất, không để tham nhũng tiêu cực và không để sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám làm
c) Trước ngày 31 tháng 10 năm 2023, trình Thủ tướng Chính phủ việc nghiên cứu điều chỉnh chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025 đã được phân bổ cho các địa phương tại Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2022 để đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của địa phương triển khai dự án, công trình phát triển kinh tế - xã hội, khơi thông nguồn lực, phục hồi kinh tế trong thời gian tới.
d) Hướng dẫn các địa phương triển khai công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất theo nguyên tắc đơn giản thủ tục, không gây phiền hà, sách nhiễu cho người dân, doanh nghiệp trong quá trình thực hiện.
e) Xây dựng kế hoạch thanh tra chuyên ngành, thanh tra đột xuất thuộc thẩm quyền để phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục những sai phạm liên quan đến đất đai ở các Bộ, ngành, các địa phương.
Như vậy, theo các nhiệm vụ nêu trên, một trong những nội dung nổi bật là sẽ trình Chính phủ Nghị định xem xét, ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định 44/2014/NĐ-CP về giá đất.
Cụ thể, thời gian trình Chính phủ xem xét, ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định 44/2014/NĐ-CP về giá đất là trước 25/10/2023.
Nghị định sửa đổi Nghị định 44/2014/NĐ-CP về giá đất sẽ trình Chính phủ xem xét, ban hành trước 25/10/2023? (Hình từ Internet)
Hiện nay có mấy phương pháp định giá đất?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 44/2014/NĐ-CP, hiện nay có 05 phương pháp định giá đất:
- Phương pháp định giá đất
- Phương pháp so sánh trực tiếp
- Phương pháp chiết trừ
- Phương pháp thu nhập
- Phương pháp thặng dư
- Phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất
Tuy nhiên, theo Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 44/2014/NĐ-CP quy định về giá đất và Nghị định 10/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai.
Theo đó, phương pháp định giá đất được đề xuất còn 03 phương pháp:
- Phương pháp so sánh;
- Phương pháp thu thập;
- Phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất.
Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định giá đất cụ thể?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 114 Luật Đất đai 2013 về bảng giá đất và giá đất cụ thể như sau:
Bảng giá đất và giá đất cụ thể
...
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giá đất cụ thể. Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc xác định giá đất cụ thể. Trong quá trình thực hiện, cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh được thuê tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất để tư vấn xác định giá đất cụ thể.
Việc xác định giá đất cụ thể phải dựa trên cơ sở điều tra, thu thập thông tin về thửa đất, giá đất thị trường và thông tin về giá đất trong cơ sở dữ liệu đất đai; áp dụng phương pháp định giá đất phù hợp. Căn cứ kết quả tư vấn xác định giá đất, cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh trình Hội đồng thẩm định giá đất xem xét trước khi trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định.
Hội đồng thẩm định giá đất gồm Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Chủ tịch và đại diện của cơ quan, tổ chức có liên quan, tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất.
Theo quy định trên, giá đất cụ thể do UBND cấp tỉnh quyết định.
Bên cạnh đó, ngày 06/5/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 73/NQ-CP năm 2023 về việc UBND cấp tỉnh có thể ủy quyền cho UBND cấp huyện quyết định giá đất cụ thể để thực hiện các hoạt động sau:
- Tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất;
- Thu tiền sử dụng đất khi giao đất tái định cư;
- Tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khi nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân;
- Xác định giá đất đối với diện tích vượt hạn mức khi nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở cho hộ gia đình, cá nhân;
- Xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân.
Như vậy, theo quy định hiện nay, thẩm quyền quyết định giá đất cụ thể bao gồm:
- UBND cấp tỉnh;
- UBND cấp huyện (theo sự ủy quyền của UBND cấp tỉnh).
Nghị quyết 73/NQ-CP năm 2023 có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành và thực hiện đến khi Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội thông qua thay thế Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.