Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định thời gian huấn luyện lần đầu cho an toàn vệ sinh viên (ngoài nội dung đã huấn luyện về ATVSLĐ) thế nào?
An toàn vệ sinh viên có phải dự huấn luyện an toàn vệ sinh lao động không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 14 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định việc tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động như sau:
Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
1. Người quản lý phụ trách an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác y tế, an toàn, vệ sinh viên trong cơ sở sản xuất, kinh doanh phải tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và được tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cấp giấy chứng nhận sau khi kiểm tra, sát hạch đạt yêu cầu.
Trường hợp có thay đổi về chính sách, pháp luật hoặc khoa học, công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động thì phải được huấn luyện, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động.
Bên cạnh đó, tại Điều 17 Nghị định 44/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP quy định
Đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
1. Nhóm 1: Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương; cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại Khoản này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.
2. Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở; người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
3. Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
4. Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm 1, 3, 5, 6 quy định tại khoản này, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.
5. Nhóm 5: Người làm công tác y tế.
6. Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại Điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động.
Như vậy, An toàn vệ sinh viên phải tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.
Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định thời gian huấn luyện lần đầu cho an toàn vệ sinh viên (ngoài nội dung đã huấn luyện về ATVSLĐ) thế nào? (Hình từ Internet)
Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định thời gian huấn luyện lần đầu cho an toàn, vệ sinh viên (ngoài nội dung đã huấn luyện về ATVSLĐ) thế nào?
Căn cứ tại Điều 19 Nghị định 44/2016/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP quy định thời gian huấn luyện lần đầu cho an toàn, vệ sinh viên (ngoài nội dung đã huấn luyện về ATVSLĐ) như sau:
Thời gian huấn luyện
Thời gian huấn luyện lần đầu tối thiểu được quy định như sau:
1. Nhóm 1, nhóm 4: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
2. Nhóm 2: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 48 giờ, bao gồm cả thời gian huấn luyện lý thuyết, thực hành và kiểm tra.
3. Nhóm 3: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 24 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
4. Nhóm 5: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra
5. Nhóm 6: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 4 giờ ngoài nội dung đã được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
Như vậy, Nghị định 44/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/5/2016 quy định thời gian huấn luyện lần đầu cho an toàn, vệ sinh viên (ngoài nội dung đã huấn luyện về ATVSLĐ) ít nhất là 4 giờ.
Quy định về nghĩa vụ của an toàn vệ sinh viên ra sao?
Theo khoản 4 Điều 74 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định nghĩa vụ của an toàn vệ sinh viên như sau:
+ Đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn mọi người trong tổ, đội, phân xưởng chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn, vệ sinh lao động, bảo quản các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nhắc nhở tổ trưởng, đội trưởng, quản đốc chấp hành quy định về an toàn, vệ sinh lao động;
+ Giám sát việc thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, nội quy an toàn, vệ sinh lao động, phát hiện những thiếu sót, vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động, những trường hợp mất an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị, vật tư, chất và nơi làm việc;
+ Tham gia xây dựng kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động; tham gia hướng dẫn biện pháp làm việc an toàn đối với người lao động mới đến làm việc ở tổ;
+ Kiến nghị với tổ trưởng hoặc cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động và khắc phục kịp thời những trường hợp mất an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị, vật tư, chất và nơi làm việc;
+ Báo cáo tổ chức công đoàn hoặc thanh tra lao động khi phát hiện vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc hoặc trường hợp mất an toàn của máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động đã kiến nghị với người sử dụng lao động mà không được khắc phục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu tờ trình đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục đối với GD mầm non, giáo dục PT, trường chuyên biệt, GDTX ra sao?
- Cách xác định giá dịch vụ giáo dục đào tạo từ ngày 16/12/024 theo Thông tư 14 như thế nào?
- Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài phải thông báo về việc thành lập Văn phòng đến Sở Tư pháp trong thời hạn bao lâu?
- Môn Giáo dục quốc phòng an ninh tại trường đại học gồm mấy học phần? Nội dung từng học phần cụ thể ra sao?
- Quỹ bảo lãnh tín dụng là gì? Mức bảo lãnh tín dụng tối đa có thể cấp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là bao nhiêu?