Năm phát động Chương trình 01 triệu sáng kiến - Nỗ lực vượt khó, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam?

Cho tôi hỏi: Chương trình 01 triệu sáng kiến - Nỗ lực vượt khó, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19 do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động năm nào? - Câu hỏi của chị T.P (Phú Thọ).

Chương trình 01 triệu sáng kiến - Nỗ lực vượt khó, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19 do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động năm nào?

Căn cứ theo Hướng dẫn 117-HD/BTGTW năm 2023, trong nhiệm kỳ 2018 - 2023, Công đoàn đã triển khai nhiều phong trào thi đua hiệu quả trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Cụ thể hóa bằng Chương trình 75 nghìn sáng kiến vượt khó, phát triển và Chương trình 01 triệu sáng kiến, nỗ lực vượt khó, sáng tạo quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19 đã sớm đạt mục tiêu với nhiều sáng kiến có giá trị, ý nghĩa xã hội lớn.

Theo đó, Chương trình 01 triệu sáng kiến, nỗ lực vượt khó, sáng tạo quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19 được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động vào năm 2021.

Theo Hướng dẫn 46/HD-TLĐ năm 2021, Chương trình 01 triệu sáng kiến, nỗ lực vượt khó, sáng tạo quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19 được triển khai thực hiện từ ngày 01/9/2023 với mục tiêu phấn đấu 10% đoàn viên, cán bộ công đoàn trở lên, công chức, viên chức, người lao động thuộc các LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn có sáng kiến tham gia Chương trình.

Năm phát động Chương trình 01 triệu sáng kiến - Nỗ lực vượt khó, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam?

Năm phát động Chương trình 01 triệu sáng kiến - Nỗ lực vượt khó, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam? (Hình từ Internet)

Các giải pháp thực hiện Chương trình 01 triệu sáng kiến, nỗ lực vượt khó, sáng tạo quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19 là gì?

Căn cứ Mục III Hướng dẫn 46/HD-TLĐ năm 2021 như sau:

GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Ký kết chương trình phối hợp giữa công đoàn cơ sở với thủ trưởng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trong đó, có các điều khoản tạo điều kiện thuận lợi cho đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có thời gian, môi trường nghiên cứu, sáng tạo, điều kiện cơ sở vật chất thực hành, ứng dụng sáng kiến; có cơ chế khuyến khích tinh thần, khen thưởng vật chất tương xứng với giá trị làm lợi mang lại, ưu tiên điều kiện nâng lương, nâng bậc, quy hoạch, bổ nhiệm chức vụ, vị trí công tác cao hơn... cho tác giả sáng kiến có hiệu quả. Công đoàn cơ sở thành lập Tổ hỗ trợ sáng kiến giúp đoàn viên, người lao động hiện thực hóa ý tưởng, sáng kiến, hướng dẫn viết báo cáo sáng kiến và các thủ tục tham gia Chương trình.
2. Công đoàn các cấp nghiên cứu, cụ thể hóa và lựa chọn các giải pháp phù hợp với với điều kiện thực tiễn của địa phương, ngành, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; định hướng chỉ tiêu phấn đấu cho từng nhóm đối tượng, từng giai đoạn, từng lĩnh vực đảm bảo hoàn thành mục tiêu “01 triệu sáng kiến” chung của Chương trình.
3. Nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả, sức lan tỏa các giải thưởng hiện có của công đoàn các cấp, gắn với các sáng kiến tham gia chương trình. Khuyến khích công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và công đoàn cơ sở tổ chức các chương trình “Ngày hội sáng kiến”, “Ngày hội ý tưởng sáng tạo” để đoàn viên, người lao động có cơ hội chia sẻ, giới thiệu về các sáng kiến của mình, qua đó lãnh đạo cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đồng thuận đưa vào ứng dụng trong thực tế, nhân rộng các sáng kiến hiệu quả.
4. Đẩy mạnh việc phát hiện, tôn vinh, biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích tham gia Chương trình. Công đoàn cơ sở cụ thể hóa các tiêu chí, tiêu chuẩn và có hình thức khen thưởng, động viên kịp thời đối với tác giả sáng kiến. Các LĐLĐ địa phương, Công đoàn ngành, Công đoàn Tổng công ty có thể tổ chức vinh danh qua mỗi đợt thi đua cao điểm.
5. Thường xuyên thông tin, tuyên truyền về kết quả thực hiện Chương trình; về các sáng kiến xuất sắc, tiêu biểu tham gia Chương trình trên các cơ quan báo chí trong và ngoài hệ thống công đoàn ở Trung ương và địa phương, các trang thông tin điện tử và mạng xã hội của các cấp công đoàn. Khuyến khích cán bộ công đoàn năng động, sáng tạo, có các giải pháp hiệu quả trong thực hiện và lan tỏa sâu rộng về Chương trình.
6. Ứng dụng công nghệ thông tin trong đề xuất, tổng hợp, đánh giá và cập nhật sáng kiến. Sau khi được hội đồng sáng kiến hoặc thủ trưởng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp công nhận, đoàn viên, CNVCLĐ hoặc các cấp công đoàn cập nhật sáng kiến của mình lên Cổng trực tuyến Công đoàn Việt Nam để tham dự Chương hình theo địa chỉ https://congdoanvietnam.org và giới thiệu nguyên nhân hình thành sáng kiến trên các nền tảng số (Website, mạng xã hội của các cấp công đoàn) (Có hướng dẫn các bước thực hiện cụ thể kèm theo).

Như vậy, Chương trình 01 triệu sáng kiến, nỗ lực vượt khó, sáng tạo quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19 được thực hiện theo các giải pháp nêu trên.

Chỉ tiêu phấn đấu cụ thể của Chương trình 01 triệu sáng kiến - Nỗ lực vượt khó, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19 ra sao?

Căn cứ Mục II Hướng dẫn 46/HD-TLĐ năm 2021, chỉ tiêu phấn đấu cụ thể của Chương trình 01 triệu sáng kiến - Nỗ lực vượt khó, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19 như sau:

- Từ 01/9/2021 đến 31/5/2022: phấn đấu đạt 300.000 sáng kiến.

- Từ 01/6/2022 đến 01/9/2023: phấn đấu đạt 700.000 sáng kiến.

- Phấn đấu 10% đoàn viên, cán bộ công đoàn trở lên, công chức, viên chức, người lao động thuộc các LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn có sáng kiến tham gia Chương trình.

Chương trình 01 triệu sáng kiến
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Năm phát động Chương trình 01 triệu sáng kiến - Nỗ lực vượt khó, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình 01 triệu sáng kiến
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
3,193 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình 01 triệu sáng kiến
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: