Mục tiêu xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững như thế nào?

Xin hỏi, mục tiêu xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững ra sao? Chị Kim Quyên - Thái Bình.

Mục tiêu xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững?

Tại Mục tiêu số 2 Lộ trình ban hành kèm Quyết định 841/QĐ-TTg năm 2023 về Lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

(1) Đến năm 2030, chấm dứt tình trạng thiếu đói và đảm bảo tất cả mọi người, đặc biệt những người nghèo và những người dễ bị tổn thương, bao gồm cả người cao tuổi và trẻ sơ sinh, được tiếp cận với thực phẩm an toàn, đủ dinh dưỡng và đầy đủ quanh năm (Mục tiêu 2.1 toàn cầu)

6

Tỷ lệ hộ gia đình thiếu an ninh thực phẩm mức độ nặng và vừa

Giảm dưới 8% (khu vực miền núi dưới 25%)

Giảm dưới 5% (khu vực miền núi dưới 20%)

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Y tế, Tổng cục Thống kê

(2) Đến năm 2030, giảm tất cả các hình thức suy dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho các đối tượng là trẻ em, trẻ em gái vị thành niên, phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người cao tuổi (Mục tiêu 2.2 toàn cầu)

7

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi:



Bộ Y tế

Bộ Y tế


- Suy dinh dưỡng thấp còi

<17%

<15%




- Suy dinh dưỡng gầy còm

<5%

<3%




- Thừa cân béo phì:

Duy trì mức < 10%





+ Nông thôn

<7%

<7%




+ Thành thị

<11%

<11%



(3) Đến năm 2030, tăng gấp 1,5 lần năng suất lao động trong nông nghiệp và thu nhập của lao động nông nghiệp (Mục tiêu 2.3 toàn cầu)

8

Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn

Tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020

Tăng hơn 2,5 - 3 lần so với năm 2020

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tổng cục Thống kê

(4) Đến năm 2030, bảo đảm sản xuất lương thực, thực phẩm bền vững và áp dụng những phương thức sản xuất nông nghiệp có khả năng chống chịu giúp tăng năng suất và sản lượng, duy trì hệ sinh thái, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và các thảm họa khác và dần dần cải tạo chất lượng đất đai (Mục tiêu 2.4 toàn cầu)

9

Diện tích canh tác hoa màu (lúa, rau, quả, cà phê, chè) được chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) hoặc tương đương

Duy trì mức tăng 10- 15% hàng năm

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

10

Diện tích nuôi trồng thủy sản được chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) hoặc tương đương

Duy trì mức tăng 8% hàng năm

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

mục tiêu

Mục tiêu xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững? (Hình internet)

Bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh và tăng cường phúc lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi thực hiện như thế nào?

Theo mục tiêu số 3 Lộ trình ban hành kèm Quyết định 841/QĐ-TTg năm 2023 về Lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành gồm:

(1) Đến năm 2030, giảm tỷ số tử vong mẹ xuống dưới 45/100.000 trẻ đẻ sống; giảm tỷ suất tử vong trẻ dưới 1 tuổi xuống dưới 10 ca trên 1000 trẻ đẻ sống và tỷ suất tử vong trẻ dưới 5 tuổi xuống dưới 15 ca trên 1000 trẻ đẻ sống (Mục tiêu 3.1 và Mục tiêu 3.2 toàn cầu)

11

Tỷ số tử vong mẹ trên 100.000 trẻ đẻ sống


42

Bộ Y tế

Tổng cục Thống kê

12

Tỷ lệ ca sinh được nhân viên y tế có kỹ năng đỡ

95%

98%

Bộ Y tế

Bộ Y tế

13

Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi

<18,5‰

<15‰

Bộ Y tế

Tổng cục Thống kê

14

Tỷ suất chết trẻ sơ sinh

<9,5‰

<9‰

Bộ Y tế

Tổng cục Thống kê

15

Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi

<12,5‰

<10‰

Bộ Y tế

Tổng cục Thống kê

(2) Đến năm 2030, chấm dứt các bệnh dịch AIDS, lao, sốt rét và các bệnh nhiệt đới bị lãng quên; phòng chống bệnh viêm gan, các dịch bệnh do nguồn nước và các bệnh truyền nhiễm khác (Mục tiêu 3.3 toàn cầu)

16

Số ca nhiễm HIV mới được phát hiện hàng năm trên 100.000 dân


0,95

Bộ Y tế

Bộ Y tế

17

Số ca mắc mới lao trên 100.000 dân

100

50

Bộ Y tế

Bộ Y tế

18

Số ca mắc mới sốt rét trên 100.000 dân

8

Loại trừ sốt rét

Bộ Y tế

Bộ Y tế

(3) Đến năm 2030, giảm 20 - 25% tỷ lệ tử vong trước 70 tuổi do các bệnh không lây nhiễm (NCDs) thông qua dự phòng và điều trị, nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất (Mục tiêu 3.4 toàn cầu)

19

Tỷ lệ tử vong trước 70 tuổi do các bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Giảm 20% so với năm 2015

Giảm 25% so với năm 2015

Bộ Y tế

Bộ Y tế

Và một số mục tiêu khác như:

- Tăng cường dự phòng và điều trị lạm dụng các chất gây nghiện, bao gồm lạm dụng ma túy và sử dụng các đồ uống có cồn ở mức gây hại (Mục tiêu 3.5 toàn cầu)

- Đến năm 2030, hàng năm tiếp tục kiềm chế và giảm tai nạn giao thông trên cả ba tiêu chí, số vụ, số người chết và số người bị thương (Mục tiêu 3.6 toàn cầu)

- Đến năm 2030, đảm bảo tiếp cận toàn dân tới các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục, bao gồm kế hoạch hóa gia đình, truyền thông và giáo dục; lồng ghép sức khỏe sinh sản vào các chiến lược, chương trình quốc gia có liên quan (Mục tiêu 3.7 toàn cầu)

- Đạt được bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, bao gồm bảo vệ rủi ro tài chính, tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thuốc và vắc xin thiết yếu, an toàn, hiệu quả, chất lượng, trong khả năng chi trả cho tất cả mọi người (Mục tiêu 3.8 toàn cầu)

- Tăng cường thực hiện Công ước khung của Tổ chức Y tế Thế giới về kiểm soát thuốc lá (Mục tiêu 3.a toàn cầu)

Mục tiêu đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục và tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người như thế nào?

Theo mục tiêu số 8 Lộ trình ban hành kèm Quyết định 841/QĐ-TTg năm 2023 gồm 08 nội dung như sau :

- Duy trì tăng trưởng GDP bình quân đầu người 4 - 4,5%/năm và tăng trưởng GDP hàng năm trung bình từ 5 - 6% (Mục tiêu 8.1 toàn cầu)

- Tăng năng suất lao động thông qua đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cấp và đổi mới công nghệ, tập trung vào các ngành tạo giá trị tăng cao và sử dụng nhiều lao động (Mục tiêu 8.2 toàn cầu)

- Tăng cường các chính sách hỗ trợ các hoạt động sản xuất có năng suất cao, tạo việc làm tốt và bền vững, hỗ trợ làm chủ doanh nghiệp, phát minh và sáng tạo; chính thức hóa và tăng trưởng các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, gồm cả thông qua việc tiếp cận với các dịch vụ tài chính (mục tiêu 8.3 toàn cầu)

- Đến năm 2030, tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả nam và nữ, bao gồm cả thanh niên, người khuyết tật và thù lao ngang bằng đối với các loại công việc như nhau (Mục tiêu 8.5 toàn cầu)

- Đến năm 2030, giảm đáng kể tỷ lệ thanh niên không có việc làm, không đi học hoặc đào tạo. Chủ động thực hiện hiệu quả Hiệp ước Việc làm Toàn cầu của ILO (Mục tiêu 8.6 và Mục tiêu 8.b toàn cầu)

- Thực hiện kịp thời và hiệu quả các biện pháp để xóa bỏ lao động ép buộc, chấm dứt nạn buôn người và nô lệ hiện đại; ngăn chặn và xóa bỏ lao động trẻ em dưới mọi hình thức (Mục tiêu 8.7 toàn cầu)

- Bảo vệ quyền lao động; đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho tất cả người lao động, đặc biệt là lao động nữ di cư và lao động làm trong khu vực phi chính thức (Mục tiêu 8.8 toàn cầu)

- Đến năm 2030, phát triển du lịch bền vững, tạo việc làm, tạo sản phẩm và dịch vụ du lịch có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới; thúc đẩy quảng bá văn hóa và sản phẩm địa phương (Mục tiêu 8.9 toàn cầu)

- Tăng cường năng lực các thể chế tài chính trong nước nhằm khuyến khích và mở rộng khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính, ngân hàng và bảo hiểm cho mọi người (Mục tiêu 8.10 toàn cầu)

Phát triển nông nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hộ gia đình đầu tư cây ăn quả lâu năm được tổ chức tín dụng cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Việc cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn được thực hiện theo những nguyên tắc nào? Mức cho vay là bao nhiêu?
Pháp luật
Hộ gia đình trồng cây công nghiệp được vay 200 triệu đồng mà không cần tài sản đảm bảo có đúng không?
Pháp luật
Nông thôn mới: Đảm bảo phát triển hài hoà, bền vững giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng, miền và địa phương theo hướng hiện đại, văn minh?
Pháp luật
Thay đổi diện mạo nông thôn Việt Nam: Thu nhập bình quân của người dân nông thôn năm 2030 phấn đấu tăng gấp 2,5 - 3 lần so với năm 2020?
Pháp luật
Phát triển nông nghiệp hiệu quả: Đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai; phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, quy mô lớn?
Pháp luật
Mục tiêu xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững như thế nào?
Pháp luật
Viện trưởng Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn phải có trình độ cao cấp lí luận chính trị đúng không?
Pháp luật
Phó Viện trưởng Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì về trình độ đào tạo và chuyên môn nghiệp vụ?
Pháp luật
Chức năng của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn là gì? Viện Chính sách và Chiến lược bao gồm những ai?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phát triển nông nghiệp
1,490 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phát triển nông nghiệp
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào